WWF đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa đồng ý đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ và cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để phát triển ngành thủy sản bền vững. Thông tin này được khẳng định trong cuộc làm việc hôm qua, ngày 15-12, giữa ông Mark Powell - người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu của WWF với Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội Nghề cá Việt Nam.Khuyến cáo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng cá tra Cuộc làm việc kéo dài hơn hai giờ đồng hồ giữa đại diện WWF thế giới và các đại diện ngành thủy sản Việt Namvề việc WWF tại sáu nước châu Ấu đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ đã đem lại kết quả. Phần lớn các nội dung đáng quan tâm đều được đưa ra bàn thảo. Quan trọng nhất là thảo luận về báo cáo đánh giá của WWF về cá tra Việt Nam. Đại diện phía Việt Nam nhận xét, các đánh giá của WWF dựa trên hai tài liệu: Một là...
Khuyến cáo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng cá tra
Cuộc làm việc kéo dài hơn hai giờ đồng hồ giữa đại diện WWF thế giới và các đại diện ngành thủy sản Việt Namvề việc WWF tại sáu nước châu Ấu đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ đã đem lại kết quả. Phần lớn các nội dung đáng quan tâm đều được đưa ra bàn thảo. Quan trọng nhất là thảo luận về báo cáo đánh giá của WWF về cá tra Việt Nam. Đại diện phía Việt Nam nhận xét, các đánh giá của WWF dựa trên hai tài liệu: Một là bài báo đăng trên tạp chí Aquaculture số 296 năm 2009 của Hội Nuôi trồng thủy sản thế giới, xuất bản sáu số/năm. Hai là bản đánh giá tác động môi trường của hệ thống nuôi cũng công bố năm 2009 của Trường đại học Wagenningen (Hà Lan). Theo đó, những dữ liệu sử dụng đã quá cũ, lại chỉ dựa trên 28 cơ sở và bốn trại giống (360 ha) không thể phản ánh đúng và kịp thời tình hình của 6.000 ha cá tra đang được nuôi trồng ở Việt Nam. Ông Mark Powell, người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu của WWF cho biết: Việc đánh giá của WWF không dựa trên mẫu thực tế mà dựa vào các dữ liệu hiện có được công bố trước công chúng. Kết quả đánh giá chỉ là kết luận tại thời điểm đánh giá, tức là năm 2010. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu khoa học, cố gắng đạt đến một kết quả tốt nhất chứ không phải là một sự thỏa thuận để đạt được sự đồng thuận của nhiều bên. Tuy nhiên, ông Mark Powell cũng thừa nhận: Những đánh giá của WWF dựa trên các số liệu cụ thể nhưng là số liệu đã qua, số liệu của quá khứ. Đến thời điểm này, chúng tôi muốn hợp tác cùng Việt Nam để cập nhật những thông tin mới nhất về nuôi và chế biến cá tra ở Việt Nam. Chính vì vậy, WWF đồng ý đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ trong 'Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản' và đẩy mạnh khuyến cáo người tiêu dùng trên toàn thế giới tiếp tục sử dụng các sản phẩm cá tra Việt Nam. Sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ được đưa vào một mục chuyên biệt, không có xếp loại, đánh giá qua mầu sắc. WWF cũng đồng ý gỡ bỏ tất cả các thông tin có liên quan đến việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trên các website trong thời gian sớm nhất, có thể ngay trong hôm nay (16-12). Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho rằng: Sự hợp tác của WWF thế giới trong vấn đề cá tra Việt Nam là rất thiện chí. Cuộc đối thoại thẳng thắn đã làm rõ nhiều điều mà cả hai bên cùng quan tâm. Kết quả đạt được là thành công đối với Việt Nam trong việc bảo vệ cá tra và người nuôi cá tra của Việt Nam cũng như bảo vệ thị trường tiêu thụ cá tra của nước ta trên toàn thế giới.
Phát triển thủy sản bền vững vì mục tiêu chung
Cả phía đại diện Việt Nam và WWF đều thống nhất cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai để bảo đảm cho các mục tiêu phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Chính vì vậy, trong cuộc đối thoại, ông Mark Powell khẳng định: WWF không chỉ đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ, hỗ trợ các tài liệu để giải thích và khuyến khích người tiêu dùng quốc tế nên tiếp tục sử dụng sản phẩm cá tra Việt Nam mà còn cam kết sẽ bằng mối quan hệ của mình để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ Việt Nam trong việc tiến đến một chứng chỉ phát triển bền vững cho cá tra. Theo ông Mark Powell, đây là một chứng chỉ rất quan trọng để thủy sản Việt Nam khẳng định chất lượng và uy tín. Cụ thể, ngay trong chiều nay, (16-12), WWF tiếp tục có buổi làm việc chi tiết và cụ thể hơn nữa với phía Việt Nam về vấn đề này, nhằm xây dựng những kế hoạch mới cho việc phát triển cá tra nói riêng và các sản phẩm thủy sản nói chung của Việt Nam. Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Cam kết của WWF là một động thái tích cực cho việc điều chỉnh lại những thông tin bất lợi cho cá tra Việt Nam thời gian qua. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc WWF nhận trách nhiệm của mình trong việc đưa ra những thông tin thiếu cơ sở khoa học về cá tra thời điểm trước. Ông Dũng cũng cho biết, VASEP đã mời ông Mark Powell tới Cần Thơ để có thêm những thông tin thực tế về việc nuôi cá tra Việt Nam. Mặc dù chưa sắp xếp được thời gian trong thời điểm này, nhưng ông Mark Powell hứa sẽ tham gia chuyến đi trong thời gian gần nhất. Vì theo ông, trong tương lai, WWF còn muốn giúp các doanh nghiệp nuôi cá tra ở Việt Nam có thể độc lập sản xuất đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.
Ông M.Pao-oen – người đứng đầu chương trình thủy hải sản toàn cầu của WWF:
Chúng tôi sẽ điều chỉnh lại cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản, đưa cá tra ra khỏi danh sách đỏ và khuyến cáo mạnh hơn nữa người tiêu dùng toàn cầu sử dụng sản phẩm cá tra Việt Nam. Tôi rất mừng vì đã có cuộc thảo luận tốt đẹp với các cơ quan liên quan đến ngành sản xuất cá tra của Việt Nam và đi đến thống nhất là ngành sản xuất này có tương lai tươi sáng. Chúng tôi vui mừng đưa thông tin này đến với đông đảo người tiêu dùng thủy sản Việt Nam trên toàn thế giới.
Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng:
Tôi đánh giá cao thái độ và phản ứng kịp thời của WWF thế giới về vấn đề cá tra Việt Nam. Và cho rằng, sự điều chỉnh hay đính chính có ý nghĩa nhất của WWF chính là những hành động đúng đắn trong tương lai. Điều này đã được đại diện WWF cam kết rõ ràng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()