WIKILEAKS làm rúng động giới cầm quyền Mỹ
Ngày 7-12, Tòa án Oét-xmin-xtơ của Anh đã mở phiên tòa tại Luân Đôn xét xử ông Giu-li-an Át-xan-giơ, người sáng lập và là Tổng biên tập trang tin điện tử WikiLeaks, về những lời cáo buộc của cơ quan tư pháp Thụy Điển là : "cưỡng bức và quấy rối tình dục".Theo luật pháp Thụy Điển, chỉ cần đe dọa hay dùng lực nhỏ, như kéo cánh tay, cũng đủ để hình thành cáo buộc. Quan hệ với một người đang bất tỉnh, say rượu hay ngủ đều được xếp vào loại cưỡng hiếp.Tòa án Oét-xmin-xtơ chưa có kết luận và sẽ mở phiên xét xử kế tiếp vào ngày 14-12 để quyết định có dẫn độ ông Át-xan-giơ về Thụy Điển hay không, nơi làm việc của ông và tòa soạn WikiLeaks. Tòa án bác đề nghị bảo lãnh và quyết định tạm giữ ông Át-xan-giơ. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Át-xan-giơ và các luật sư cãi lại rằng, những cáo buộc nêu trên bắt nguồn từ một 'vụ xung đột về chuyện quan hệ tình dục có sự đồng thuận nhưng không dùng các biện pháp bảo vệ', đồng thời khẳng định rằng, việc truy bắt...
Theo luật pháp Thụy Điển, chỉ cần đe dọa hay dùng lực nhỏ, như kéo cánh tay, cũng đủ để hình thành cáo buộc. Quan hệ với một người đang bất tỉnh, say rượu hay ngủ đều được xếp vào loại cưỡng hiếp.
Tòa án Oét-xmin-xtơ chưa có kết luận và sẽ mở phiên xét xử kế tiếp vào ngày 14-12 để quyết định có dẫn độ ông Át-xan-giơ về Thụy Điển hay không, nơi làm việc của ông và tòa soạn WikiLeaks. Tòa án bác đề nghị bảo lãnh và quyết định tạm giữ ông Át-xan-giơ. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Át-xan-giơ và các luật sư cãi lại rằng, những cáo buộc nêu trên bắt nguồn từ một 'vụ xung đột về chuyện quan hệ tình dục có sự đồng thuận nhưng không dùng các biện pháp bảo vệ', đồng thời khẳng định rằng, việc truy bắt ông nhằm mưu đồ 'chính trị '. Ông Át-xan-giơ và các luật sư tuyên bố sẽ đấu tranh tới cùng để không bị dẫn độ sang Thụy Điển do lo ngại có thể bị dẫn độ sang Mỹ.
Ông G.Át-xan-giơ, 39 tuổi, người Ô-xtrây-li-a đã cùng các đồng nghiệp sáng lập ra trang mạng WikiLeaks không nhằm mục đích kinh doanh, lấy Thụy Điển làm nơi làm việc. Trang mạng này đã ba lần công bố hàng triệu thông tin bí mật về cuộc chiến tranh ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan và những bức điện tín và nhận định bí mật của Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan các nước và vấn đề quốc tế, gây chấn động dư luận thế giới và khiến nhà cầm quyền Oa-sinh-tơn cực kỳ tức giận và lo ngại. Ông Át-xan-giơ dự định di chuyển tòa soạn báo từ Thụy Điển sang Thụy Sĩ. Trong cuộc trao đổi trực tuyến ngày 3-12, ông Át-xan-giơ cho biết, ông phải tăng cường các biện pháp an ninh sau khi nhận được những lời đe dọa ám sát. Ngày 6-12, ông Át-xan-giơ đã tự nguyện ra trình diện tại một đồn cảnh sát ở Luân Đôn và bị cảnh sát Anh bắt giữ và giao cho tòa án xét xử. Người sáng lập WikiLeaks đã đề xuất được bảo lãnh tại ngoại với sự hỗ trợ về tài chính từ đạo diễn phim Ken Loát, nhà hoạt động xã hội Giê-mi-na Khan và nhà báo Giôn Pin-giơ cùng một số người khác, nhưng bị Tòa án Anh bác bỏ.
Hãng tin Pháp AFP cho rằng, việc trang mạng WikiLeaks ngày 28-11 cung cấp cho các báo hàng đầu ở phương Tây nội dung của 250 nghìn văn thư và tài liệu mật liên quan tới quan điểm ngoại giao của Oa-sinh-tơn trong giai đoạn từ tháng 12-1966 đến hết tháng 2-2010 cho 'thổi bùng lên thành cơn bão chính trị'. Có dư luận so sánh tác động của vụ công khai những tin mật này 'tương tự vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11-9-2001' đối với chính quyền Oa-sinh-tơn. Tờ Thời báo Niu Oóc cho biết, trong những điều được tiết lộ trong các văn thư nội bộ nêu trên, có vụ từ năm 2007 khi Mỹ tìm cách bí mật tháo dỡ chất u-ra-ni tinh chế từ một lò phản ứng nghiên cứu của Pa-ki-xtan do lo sợ chất này có thể được chuyển đi nơi khác để sử dụng trong một 'thiết bị hạt nhân bất hợp pháp'. Báo này tường trình rằng, cho tới nay, nỗ lực đó đã thất bại. Một thông tin nhạy cảm khác là tình báo Mỹ tin rằng I-ran đã sở hữu 19 quả tên lửa BM-25 hiện đại có khả năng tiến công các mục tiêu ở châu Âu và Tê-hê-ran đang dốc sức phát triển tên lửa thế hệ mới.
Tờ Người bảo vệ của Anh công bố các văn thư ngoại giao khác cho thấy, giới chức Mỹ đã được lệnh bí mật theo dõi các nhà lãnh đạo tại LHQ theo một chỉ thị được ký với tên Hi-la-ri R. Clin-tơn năm 2009. Oa-sinh-tơn từng yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn những chuyến hàng chuyển giao các bộ phận tên lửa từ CHDCND Triều Tiên tới I-ran. Trong một văn thư ngoại giao năm 2007, Mỹ đã cung cấp cho phía Trung Quốc các thông tin cụ thể về một chuyến hàng dự kiến được trung chuyển qua Bắc Kinh. Theo thông tin mới tiết lộ, Quốc vương A-rập Xê-út Áp-đu-la bin áp An A-dít, lãnh đạo I-xra-en và nhiều đồng minh khác của Mỹ từng hối thúc Oa-sinh-tơn tiến công quân sự I-ran. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận triển vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên một khi Bình Nhưỡng gặp khó khăn về kinh tế và chính trị. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi tháng 1-2010 đã vạch ra các kế hoạch bảo vệ E-xtô-ni-a, Lát-vi-a và Lít-va chống lại các cuộc tiến công có thể xảy ra từ phía Nga. Ngoài các thông tin liên quan các vấn đề nhạy cảm như cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề hạt nhân…, số tài liệu này bao gồm những đánh giá của Mỹ về hàng loạt nhà lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống các nước Áp-ga-ni-xtan, Li-bi, Nga, Pháp… và Thủ tướng Nga, Đức… Trước đó, trang mạng này đã công bố gần 500 nghìn hồ sơ của Mỹ về các cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan và I-rắc.
Các vụ tiết lộ thông tin mật của WikiLeaks được cho là vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, báo động tác hại nghiêm trọng và tiềm tàng đối với ngành ngoại giao nước này. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn cho rằng, việc WikiLeaks tiết lộ những thông tin ngoại giao nhạy cảm của Mỹ khiến người dân nước này bị nguy hiểm, nền an ninh trong nước bị đe dọa và các nỗ lực của Oa-sinh-tơn với những nước khác nhằm giải quyết các vấn đề chung bị phá hoại. Chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc cải tổ lớn trong ngành ngoại giao, quân đội và tình báo, thay đổi các đại diện ngoại giao ở nước ngoài, trấn an lãnh đạo các nước liên quan… Một số nghị sĩ có tên tuổi tại Mỹ đề nghị sửa đổi luật pháp để đưa 'kẻ khủng bố công nghệ cao' ra vành móng ngựa, thậm chí bị 'trừ khử'. Tổng thống B.Ô-ba-ma đã bổ nhiệm Cố vấn An ninh quốc gia Tôm Đô-ni-lon làm cố vấn cấp cao đứng đầu một nỗ lực toàn diện nhằm xác định và thực hiện những cải cách cơ cấu cần thiết sau vụ tiết lộ của WikiLeaks.
Một số nước phương Tây khác đã lên tiếng cảnh báo WikiLeaks. Bộ trưởng Ngoại giao Ca-na-đa Lo-ren-xơ Ken-nơn đã coi việc WikiLeaks dồn dập tiết lộ các thông tin ngoại giao nhạy cảm là 'đáng chỉ trích', 'có thể đe dọa an ninh quốc gia'. Ngoại trưởng I-ta-li-a Phran-cô Phrát-ti-ni cũng khẳng định, tài liệu của WikiLeaks sẽ gây ra 'những hậu quả tiêu cực' và là dấu hiệu của một âm mưu nhằm hủy hoại hình ảnh của nước này.
Trên thực tế, trang mạng WikiLeaks liên tục bị tiến công dưới nhiều hình thức và buộc phải thay đổi địa chỉ tên miền để duy trì hoạt động. Ngày 4-12, dịch vụ thanh toán trên mạng PayPal, có trụ sở ở Mỹ, thông báo đã 'hạn chế vĩnh viễn' tài khoản, được dùng để thu nhận đóng góp và là nguồn doanh thu chính của trang mạng này. Trước đó, hai công ty cung cấp tên miền ở Mỹ là EveryDNS.net và Amazon.com cũng đã cắt dịch vụ với WikiLeaks. Hãng Mastercard đã quyết định dừng tất cả các khoản thanh toán từ thẻ Mastercard trên trang WikiLeaks. Nhà điều hành thanh toán thẻ Visa cũng đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ trên trang WikiLeaks. Trong bối cảnh khó khăn ấy, trang mạng WikiLeaks vừa đưa ra cảnh báo, đợt tiết lộ các thông tin bí mật sắp tới (có thể là đầu năm sau) sẽ nhằm vào một vài ngân hàng lớn của Mỹ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()