WB : Tăng trưởng chậm, các quốc gia giàu không thể tạo đủ việc làm
Hôm qua, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia giàu có vẫn quá chậm chạp để có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho hàng chục triệu người bị mất việc trong suốt thời kỳ khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.Trong một báo cáo chi tiết về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, WB dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, ít hơn mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2010.Tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ bỏ xa mức tăng trưởng tại các nước phát triển. WB dự đoán tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt 6% trong năm nay, yếu hơn mức 7% đã đạt được trong năm 2010. Ngược lại, tại các nước giàu, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,4%, giảm so với mức 2,8% của năm 2010.Bản báo cáo nói: “Sự phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia thu nhập cao không đủ mạnh để làm giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp...
Hôm qua, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia giàu có vẫn quá chậm chạp để có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho hàng chục triệu người bị mất việc trong suốt thời kỳ khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Trong một báo cáo chi tiết về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, WB dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, ít hơn mức tăng trưởng 3,9% trong năm 2010.
Tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ bỏ xa mức tăng trưởng tại các nước phát triển. WB dự đoán tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt 6% trong năm nay, yếu hơn mức 7% đã đạt được trong năm 2010. Ngược lại, tại các nước giàu, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,4%, giảm so với mức 2,8% của năm 2010.
Bản báo cáo nói: “Sự phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia thu nhập cao không đủ mạnh để làm giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp cao”.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới là một ví dụ cụ thể. Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất vào mùa hè 2009. Nhưng tốc độ tăng trưởng mới được xác định ở mức 2,6% vẫn quá nhẹ để tạo ra sự thay đổi đáng kể tới tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao ngất 9,4%.
WB dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm nay, gần giống với dự báo 2,7% được hãng tin Reuters tiến hành khảo sát độc lập với các nhà kinh tế.
Tại châu Âu, sự phục hồi kinh tế đang bị cản trở bởi những lo ngại dai dẳng về những nước rơi đang vào khủng hoảng nợ công như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước phải chịu mức chi phí đi vay cao và dẫn tới tình trạng đổ vỡ thị trường nghiêm trọng.
WB cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng Euro được dự đoán sẽ thấp ở mức 1,4% trong năm nay so với mức 1,7% vào năm ngoái. Thực tế, bản báo cáo này đã chỉ ra rằng khủng hoảng nợ đang tiếp diễn của khu vực này như một nguy cơ chính đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
Với một bối cảnh bấp bênh, các cơ quan tài chính của cả hai bờ Đại Tây Dương đã thông qua một chính sách lãi suất cực thấp, mà WB đổ lỗi cho việc tăng tỷ giá hối đoái ở một số nước đang phát triển.
WB nói: “Dòng vốn chảy vào một số nước thu nhập trung bình đang diễn ra quá mức và có khả năng gây tổn hại theo hướng gây áp lực lên các đồng tiền”.
Đặc biệt, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang chịu sự chỉ trích nặng nề từ các quan chức ở các nền kinh tế đang nổi bởi chính sách mua trái phiếu chính phủ nhằm giữ lãi suất dài hạn xuống thấp.
Ngân hàng trung ương Mỹ lập luận rằng nước này phải tập trung vào nền kinh tế nội địa, nói rằng các nước khác có những cách riêng của họ để đối phó với các dòng vốn gia tăng.
Một loạt nước đã thông qua các biện pháp như thuế quan và kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng vốn gia tăng, vấn đề mà một số nước lo ngại có thể đảo ngược nhanh chóng nếu các điều kiện thay đổi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()