WB đánh giá cao vai trò các nền kinh tế mới nổi
Theo các nguồn tin từ Mỹ, ngày 17-5, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố nghiên cứu về vai trò và vị trí của các nền kinh tế mới nổi trong nền kinh tế thế giới. WB dự báo, sáu nền kinh tế mới nổi là: Ấn Độ, Bra-xin, Hàn Quốc, Nga, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng kinh tế trung bình 4,7% hằng năm trong thời kỳ 2011-2025.Và từ sau năm 2025, sẽ chiếm hơn 50% tổng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, trở thành nhóm nước chi phối cơ cấu kinh tế toàn cầu. Có thể, hệ thống tiền tệ quốc tế vào thời điểm này sẽ không còn bị chi phối bởi một đồng tiền duy nhất nữa, mà có thể là hai hoặc ba đồng tiền mạnh.Nghiên cứu của WB cũng đã xác định các thách thức đối với các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế toàn cầu đa cực trong 20 năm tới. Các nền kinh tế mới nổi được coi là 'cỗ xe' thúc đẩy quá trình thay đổi cấu trúc trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Với sự gia tăng của tầng lớp...
Và từ sau năm 2025, sẽ chiếm hơn 50% tổng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, trở thành nhóm nước chi phối cơ cấu kinh tế toàn cầu. Có thể, hệ thống tiền tệ quốc tế vào thời điểm này sẽ không còn bị chi phối bởi một đồng tiền duy nhất nữa, mà có thể là hai hoặc ba đồng tiền mạnh.
Nghiên cứu của WB cũng đã xác định các thách thức đối với các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế toàn cầu đa cực trong 20 năm tới. Các nền kinh tế mới nổi được coi là 'cỗ xe' thúc đẩy quá trình thay đổi cấu trúc trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự chuyển dịch dân số ở nhiều nền kinh tế lớn ở Đông Á, các xu hướng tiêu dùng phát triển mạnh hơn và trở thành nguồn tăng trưởng bền vững. Các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ có tiếng nói mạnh hơn, có trọng lượng hơn tại các diễn đàn và 'sân chơi' về kinh tế và thương mại quốc tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()