Vượt qua đại dịch nhờ sự đồng lòng, quyết liệt
Trong hơn ba năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành y tế cùng với các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân trong cả nước đã chung sức, đồng lòng khống chế thành công dịch Covid-19, một đại dịch chưa từng có trong lịch sử.
Tiêm vaccine là một trong những giải pháp ngăn chặn dịch Covid-19. |
Một trong những bài học kinh nghiệm được ngành y tế rút ra trong công tác phòng chống dịch là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Trung ương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự tham gia tích cực của nhân dân.
Vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh nghiệm
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế chia sẻ, Covid-19 là loại dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ. Ngay từ khi ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên tại nước ta, ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo hướng vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh nghiệm, đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”.
Covid-19 là loại dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ. Ngay từ khi ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên tại nước ta, ngành y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo hướng vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa rút kinh nghiệm, đúng với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”.
Nhìn lại ba năm chống dịch, cùng với sự chỉ đạo, định hướng kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Y tế đã ban hành hàng chục nghị quyết định hướng, chỉ đạo kịp thời các hoạt động liên quan, từ việc chỉ đạo triển khai các biện pháp giám sát, cách ly, điều trị đến việc mua, phân bổ, tiêm vaccine phòng Covid-19…
Đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía nam, Ban cán sự đảng Bộ Y tế ban hành các nghị quyết về những nội dung chưa có tiền lệ như việc thành lập các trung tâm hồi sức đáp ứng khẩn cấp công tác điều trị Covid-19; huy động nhân lực từ các bệnh viện tuyến Trung ương, các tỉnh, thành phố phía bắc vào hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía nam chống dịch.
Bộ Y tế đã nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản liên quan công tác phòng chống dịch trong điều kiện dịch chưa từng có trong tiền lệ, như quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19; kế hoạch phòng chống dịch; phương án ứng phó đối với từng cấp độ.
Đồng thời Bộ Y tế ban hành kịp thời các hướng dẫn về công tác giám sát ca bệnh; hướng dẫn về điều trị; hướng dẫn về tiêm vaccine…; thường xuyên làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế cập nhật diễn biến dịch trên thế giới, từ đó tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các phương án, giải pháp chống dịch phù hợp.
Bằng sự nỗ lực của ngành y tế và các bộ, ngành, chính quyền và người dân trong cả nước, dịch Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Việt Nam đã sớm thực hiện chiến lược “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP từ tháng 10/2021.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, trung bình hằng tháng ghi nhận 17 nghìn ca mắc Covid-19, giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022; ghi nhận 20 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,02% số ca mắc mới (năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%). Hiện nay, tỷ lệ người bệnh Covid-19 nhập viện thấp hơn; tỷ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Bằng sự nỗ lực của ngành y tế và các bộ, ngành, chính quyền và người dân trong cả nước, dịch Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Việt Nam đã sớm thực hiện chiến lược “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP từ tháng 10/2021.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, tỷ lệ liều vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam cao hơn 1,6 lần so với trung bình của thế giới, trong đó tỷ lệ tiêm liều cơ bản cao hơn 1,4 lần và tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cao hơn hai lần so với trung bình thế giới. Việt Nam là nước trong tốp 10 thế giới tiếp cận vaccine nhanh nhất và độ bao phủ vaccine cao nhất.
Chính vì thế, Việt Nam là một trong những nước sớm chuyển trạng thái từ cách ly, khoanh vùng, dập dịch sang thích ứng an toàn, hiệu quả để vừa bảo đảm nguồn lực cho phòng chống dịch vừa bảo đảm phát triển kinh tế.
Kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19
Tại phiên họp thứ 20, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã thống nhất đủ điều kiện chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự thành công trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Đáng chú ý, Bộ Y tế đang hoàn thiện kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025; hoàn thiện hướng dẫn triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 phù hợp tình hình các địa phương.
Đồng thời, Bộ Y tế rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng chống Covid-19 phù hợp tình hình dịch; lồng ghép giám sát Covid-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm; tiếp tục giám sát giải trình tự gien và giám sát các trường hợp viêm phổi nặng, các ca bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường tại các cơ sở y tế, cộng đồng. Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị, quản lý bệnh nhân Covid-19, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp tình hình mới; đưa tiêm vaccine phòng Covid-19 vào hoạt động tiêm chủng thường xuyên…
PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nêu rõ, ngày 5/5 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng trên thực tế, Việt Nam đã từng bước nới lỏng các biện pháp chống dịch; điều chỉnh linh hoạt việc mở cửa, không cấm đoán đi lại, du lịch, tổ chức hội họp, tổ chức sự kiện, không yêu cầu xét nghiệm bắt buộc… để thúc đẩy kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy chuyển sang nhóm B, cùng với các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng Covid-19 vẫn phải là bệnh có tính đặc thù vì Tổ chức Y tế Thế giới chưa công bố kết thúc đại dịch Covid-19. Do vậy, Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân; đặc biệt lưu ý, các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương…
PGS, TS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng: Cần có những giải pháp lấp đầy khoảng trống khi chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, đó là hệ thống giám sát bệnh ổn định; duy trì hệ thống phòng xét nghiệm đang hoạt động tốt với đầy đủ sinh phẩm và trang thiết bị. Hệ thống điều trị cần luôn sẵn thuốc dự trữ và sẵn sàng khi ca bệnh tăng đột biến… Cuối cùng, đó là có hệ thống văn bản pháp luật quy định rõ về chi trả cũng như sự sẵn sàng của vaccine phòng bệnh và cơ chế chi trả.
Nguồn:https://nhandan.vn/vuot-qua-dai-dich-nho-su-dong-long-quyet-liet-post757903.html
Ý kiến ()