LSO-Từ năm 2001 trở về trước, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT- XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Tuy vậy, phần lớn các DNNN vẫn còn gặp nhiều khó khăn: qui mô nhỏ, vốn lưu thông thiếu, công nghệ, máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh còn nhiều hạn chế; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thiếu các lao động có tay nghề cao …Trước thực trạng đó, thực hiện chủ trương của Đảng về chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là cần thiết và cấp bách. Lạng Sơn đã và đang thực hiện có hiệu quả chủ trương lớn này của Đảng.Bộ phận thiết kế công trình của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn - Ảnh: Thanh SơnNgay sau khi Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX được ban hành,...
LSO-Từ năm 2001 trở về trước, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển KT- XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Tuy vậy, phần lớn các DNNN vẫn còn gặp nhiều khó khăn: qui mô nhỏ, vốn lưu thông thiếu, công nghệ, máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh còn nhiều hạn chế; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thiếu các lao động có tay nghề cao …Trước thực trạng đó, thực hiện chủ trương của Đảng về chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là cần thiết và cấp bách. Lạng Sơn đã và đang thực hiện có hiệu quả chủ trương lớn này của Đảng.
|
Bộ phận thiết kế công trình của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Lạng Sơn – Ảnh: Thanh Sơn |
Ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 24/4/2002 về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, kiên quyết và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền về vị trí, vai trò và sự cần thiết sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong giai đoạn mới đã nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, người lao động (NLĐ) trong DN và toàn xã hội. Tính đến tháng 6/2010, toàn tỉnh có 54 DN được sắp xếp lại, trong đó, chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên 6 DN; cổ phần hóa 26 DN; bán 1 DN; sáp nhập 13 DN; giải thể 7 DN; chuyển cơ quan quản lý 1 DN. Mặc dù chuyển sang hoạt động theo mô hình mới gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng do có những ưu đãi của Nhà nước về thuế, hỗ trợ giải quyết chế độ cho NLĐ dôi dư cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo và cổ đông nên các DN sau sắp xếp lại cơ bản hoạt động không có xáo trộn lớn, tạo được việc làm và thu nhập cho NLĐ, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và có tích lũy. Huy động được các nguồn lực trong xã hội, kể cả nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài, nhất là về nguồn tài chính phục vụ cho phát triển SXKD. Các DN sau chuyển đổi hoạt động ổn định, một số DN có phương án SXKD khả thi, năng động sáng tạo, phát huy được sức mạnh trí tuệ và năng lực của cổ đông, mang lại hiệu quả kinh doanh cho DN, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng của cổ đông và NLĐ, minh chứng cho sự đúng đắn trong chủ trương sắp xếp lại DNNN của Đảng và Nhà nước, điển hình như Công ty Cổ phần xi măng Lạng Sơn, sau khi cổ phần hóa đã có bước phát triển cao, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 12 – 20%/năm; Công ty TNHH 1 thành viên than Na Dương, sau chuyển đổi lợi nhuận đạt 240% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 118% kế hoạch; nộp ngân sách 60.191 triệu đồng, đạt 180% kế hoạch ; Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 32%. Năm 2009, nộp ngân sách gấp 37 lần năm 2005.…
Đạt được những kết quả nêu trên còn do sau chuyển đổi, bộ máy của DN bước đầu được tinh giản gọn nhẹ, năng lực cạnh tranh đã được nâng lên, phần lớn các DN hoạt động có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. Một số DN trước cổ phần hóa thua lỗ liên tục nay đã hoàn vốn và có lãi như Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành… Thực hiện chuyển đổi đã phát huy được quyền tự chủ của lãnh đạo DN trong mọi hoạt động, tranh thủ được thời cơ trong KD, bổ sung ngành nghề, sản phẩm mới, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường. DN sau chuyển đổi đã năng động hơn, mạnh dạn đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có điều kiện đào tạo lại tay nghề cho NLĐ. Cổ phần hóa DN đã tạo được sự đổi mới về cách nghĩ cũng như cách làm từ lãnh đạo đến NLĐ. Quyền tự chủ của NLĐ được phát huy do quyền lợi gắn liền với hiệu quả SXKD. Lao động có việc làm và thu nhập ổn định, nhiều DN mức thu nhập tăng khá, NLĐ rất phấn khởi, yên tâm gắn bó với DN. Việc xác định giá trị DN tại thời điểm sắp xếp giúp DN xử lý được các khoản nợ xấu, các khoản nợ phải thu khó đòi, các khoản nợ ngân sách, nợ quá hạn không có khả năng trả…tháo gỡ khó khăn cho DN, làm lành mạnh tình hình tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động theo mô hình mới, tăng trưởng bền vững sau chuyển đổi.
Minh Thảo
Ý kiến ()