Vùng quê nghèo Kon Tum đón Trung thu
Trao quà cho trẻ em nghèo tỉnh Kon Tum. Được phá cỗ, được tặng một bộ đồ chơi đẹp hay một hộp bánh trung thu là niềm mơ ước đối với nhiều trẻ em ở vùng quê nghèo ở Kon Tum.Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương và các đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các em thiếu nhi nơi đây đã có được một cái Tết Trung thu vui tươi, giản dị và đầy ắp ánh trăng...Chúng tôi đến một số xã nghèo của huyện Đăk Tô vào đúng dịp Tết Trung thu. Phần lớn các gia đình ở những nơi này đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì thế mà các con trẻ cũng chịu nhiều thiệt thòi khi không có được một cái Tết Trung thu đủ đầy.Anh A Vang (thôn Đăk Trăng, xã Đăk Trăm) tâm sự: Xem trên ti-vi, đi các nơi, thấy người ta náo nức mua sắm, tổ chức Trung thu cho con cái, mình cũng muốn mua một cái gì đó cho con. Nhưng biết sao được, đến cái ăn, cái mặc hằng ngày còn chẳng đủ thì nói gì...
|
Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương và các đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các em thiếu nhi nơi đây đã có được một cái Tết Trung thu vui tươi, giản dị và đầy ắp ánh trăng…
Chúng tôi đến một số xã nghèo của huyện Đăk Tô vào đúng dịp Tết Trung thu. Phần lớn các gia đình ở những nơi này đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì thế mà các con trẻ cũng chịu nhiều thiệt thòi khi không có được một cái Tết Trung thu đủ đầy.
Anh A Vang (thôn Đăk Trăng, xã Đăk Trăm) tâm sự: Xem trên ti-vi, đi các nơi, thấy người ta náo nức mua sắm, tổ chức Trung thu cho con cái, mình cũng muốn mua một cái gì đó cho con. Nhưng biết sao được, đến cái ăn, cái mặc hằng ngày còn chẳng đủ thì nói gì đến chuyện Tết Trung thu. A Vang có hai con, anh tính toán: Một cái đèn lồng có giá thấp nhất cũng phải 10 nghìn đồng, thôi thì hai đứa con chung nhau một cái bánh cũng phải vài chục nghìn đồng nữa, vậy là tổng cộng cũng phải “mất” 40 – 50 nghìn đồng rồi. Số tiền này có thể mua được 5 – 6 kg gạo, cả nhà ăn được ba ngày.
Cũng như anh A Vang, anh A Man (thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ) chia sẻ: Nhà nông như tôi thì lấy đâu ra tiền mà tổ chức Tết Trung thu cho con cái chứ, ngay cả tiền mua sắm các thứ cho con vào năm học mới giờ tôi còn đang mắc nợ người ta…
Với phần lớn trẻ em ở những vùng nông thôn nghèo của huyện Đăk Tô thì việc gia đình mua bánh Trung thu, đèn lồng cho là một khái niệm khá “xa xỉ”. Em A Nếu (thôn Kon Tu Peng, xã Pô Kô) kể: Chưa Trung thu nào em được bố mẹ mua cho một chiếc đèn lồng, các bạn em cũng vậy. Cả làng chỉ có mấy bạn được bố mẹ mua cho đèn lồng thôi. Chúng em cũng có nhưng là của các bác ở xã với các anh, chị thanh niên cho.
Chủ tịch UBND xã Pô Kô,
A Vêu cho biết: Tối 14-8 âm lịch, xã đã phối hợp huyện Đoàn tổ chức “Đêm hội trăng rằm” ngay tại trường tiểu học để phát bánh kẹo, trao đèn lồng, văn nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian cho các cháu thiếu nhi. Ngoài ra, các thôn (làng) trong xã cũng trích quỹ của thôn để mua kẹo bánh, tổ chức vui Trung thu cho các cháu vào đêm 15-8 tại các nhà rông.
Nhiều xã, thôn (làng) trên địa bàn huyện Đăk Tô đều có cách làm tương tự như Pô Kô, ở một số thôn (làng), các gia đình còn tự nguyện góp mỗi nhà vài nghìn đồng để có thêm kinh phí tổ chức Trung thu cho con trẻ. Thế nên, dù không được rầm rộ, náo nức như ở thành phố, thị xã, thị trấn, nhưng các trẻ em ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng khó khăn của Đăk Tô vẫn có một Trung thu giản dị trong sự quan tâm chung của người lớn và các cấp, các ngành.
Tỉnh Kon Tum hiện có hơn 167 nghìn trẻ em, trong đó có hơn 60 % là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong khuôn khổ nguồn quỹ hạn hẹp, hằng năm Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Kon Tum đều có chương trình phối hợp tổ chức Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở các Trung tâm bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em khó khăn và tặng quà cho khoảng 200 đối tượng ở các xã vùng sâu, vùng xa, mỗi suất quà từ 200 đến 250 nghìn đồng. Chị Huỳnh Thị Kim Liên, Trưởng phòng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Kon Tum cho biết, mặc dù các phần quà tặng cho các cháu Tết Trung thu không nhiều, nhưng đây là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với các em. Trung thu của các cháu vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK chủ yếu trông chờ vào chính quyền và đoàn thể các cấp.
Trung thu năm nay, lần đầu trẻ em hai huyện nghèo Tu Mơ Rông và KonPlông được Trung tâm Văn hóa, Thể thao Thanh thiếu nhi Kon Tum tổ chức “Vui đón Tết Trung thu” ở hai xã Măng Cành (Kon Plông) và Đắc Tờ Kan (Tu Mơ Rông). Hơn 600 thiếu nhi của hai huyện nghèo được tổ chức biểu diễn văn nghệ; chơi các trò chơi dân gian; phá cỗ Trung thu và được nhận quà.
Cháu Y Hiếc, tám tuổi ở xã Đắc Tờ Kan huyện Tu Mơ Rông cho biết: Đây là lần đầu cháu được “phá cỗ” Trung thu, cháu rất vui và mong năm nào các cô chú cũng tổ chức để chúng cháu được nhận quà, được múa hát… Tham dự chương trình chúng tôi cũng vui lây niềm vui cùng các cháu khi từng nhóm trẻ rộn ràng cầm đèn ông sao tưng bừng từ các ngõ xóm đến nhà rông vui hội. Càng ý nghĩa hơn khi biết những cây đèn ông sao kia là món quà của các bạn ở thị trấn, thị xã tặng bạn trong chương trình ” Đèn lồng Trung thu” do các huyện đoàn, thành đoàn Kon Tum phát động. Theo chương trình này đã có hàng nghìn món quà, đồ chơi Trung thu đến với các bạn vùng khó khăn. Cũng được biết, nhân Trung thu này, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã dành hơn 100 suất quà là 100 chiếc xe đạp để tặng các cháu có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên học giỏi.
Theo Nhandan
Ý kiến ()