Vùng na: Hối hả mùa gặt
LSO- Chi Lăng được mệnh danh là vùng na của tỉnh. Những ngày tháng 8, nhân dân các dân tộc toàn huyện đang hối hả thu hoạch vụ xuân hè để kịp làm đất vụ mùa sớm, tránh thời tiết không thuận. Bài toán mùa sớm, tăng vòng quay của đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày một rõ kết quả. Nông dân xã Vạn Linh huyện Chi Lăng vận chuyển lúa xuân hèCầm bó lúa trĩu hạt trên tay, những giọt mồ hôi còn đọng trên trán như làm khuôn mặt của chị Nông Thị Tới, xã Chi Lăng rạng rỡ hơn. Chị nói giọng chắc nịch: “Năm nay muộn vụ nhưng được mùa, bông lúa nặng thế này ít nhất cũng 50 tạ một héc ta”. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, toàn huyện Chi Lăng bắt tay vào gặt sớm để đẩy nhanh khung thời vụ. Cùng suy nghĩ với chị Tới, trên khắp các cánh đồng xã Chi Lăng, Quang Lang, Thượng Cường, Vạn Linh, Bằng Mạc...nhân dân cũng đang dồn sức thu hoạch lúa. Theo bà con, vụ này phải gặt thật nhanh để tránh thời tiết thất thường, làm nhanh để...
L SO- Chi Lăng được mệnh danh là vùng na của tỉnh. Những ngày tháng 8, nhân dân các dân tộc toàn huyện đang hối hả thu hoạch vụ xuân hè để kịp làm đất vụ mùa sớm, tránh thời tiết không thuận. Bài toán mùa sớm, tăng vòng quay của đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày một rõ kết quả.
Cầm bó lúa trĩu hạt trên tay, những giọt mồ hôi còn đọng trên trán như làm khuôn mặt của chị Nông Thị Tới, xã Chi Lăng rạng rỡ hơn. Chị nói giọng chắc nịch: “Năm nay muộn vụ nhưng được mùa, bông lúa nặng thế này ít nhất cũng 50 tạ một héc ta”. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, toàn huyện Chi Lăng bắt tay vào gặt sớm để đẩy nhanh khung thời vụ. Cùng suy nghĩ với chị Tới, trên khắp các cánh đồng xã Chi Lăng, Quang Lang, Thượng Cường, Vạn Linh, Bằng Mạc…nhân dân cũng đang dồn sức thu hoạch lúa. Theo bà con, vụ này phải gặt thật nhanh để tránh thời tiết thất thường, làm nhanh để cấy lúa mùa sớm. Việc chạy khung thời vụ diễn ra ở Chi Lăng đã được mấy năm nay, bà con ngày càng có kinh nghiệm và từ kinh nghiệm ấy hiệu quả sản xuất đã được nâng lên rõ rệt. Vụ xuân hè năm nay toàn huyện gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực có hạt, rau màu được 6.779,5 ha, tăng 13,6% so với cùng kỳ, riêng lúa đạt trên 1.000 ha. Diện tích gieo cấy đã đạt gần 100% giống mới. Những giống đã được thử nghiệm thành công như LS 1, Bồi tạp sơn thanh, Sán ưu 63, ĐS 1, được bà con đưa vào sản xuất đại trà. Đặc biệt các giống chịu hạn được phát triển rất nhanh ở vùng núi đá. Theo ước tính ban đầu, năng suất lúa xuân hè đạt 55 tạ/1 ha, cùng với đó là rau màu các loại đều tăng về cả diện tích và sản lượng. Trao đổi với chúng tôi anh Vi Văn Thuận, Chủ tịch UBND huyện khẳng định, các cây rau màu giống mới được đưa vào sản xuất trên diện rộng cho thu hoạch khá, như giống lạc L14 hiện đã được trồng đại trà ở các xã, chất lượng hơn hẳn lạc ở những vùng khác. Như vậy chắc chắn toàn huyện sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ xuân hè. Còn anh Vi Nông Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chi Lăng vui mừng thông báo với chúng tôi, vụ xuân hè năm nay do huyện chủ động từ đầu vụ, các Ban chỉ đạo sản xuất và các ngành liên quan khá sâu sát, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật diễn ra mạnh, vì vậy năng suất cây trồng đều tăng. Đặc biệt đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật phù hợp, áp dụng vào đồng đất như trồng lạc phủ ni lông, tăng diện tích ngô chịu hạn. Cùng với đó là chủ động đưa cơ giới hoá vào sản xuất, khung thời vụ đã được rút ngắn, người dân có điều kiện chủ động lịch sản xuất, quay nhanh vòng quay của đất. Nếu như trước đây, người nông dân Chi Lăng chủ yếu gieo trồng được một vụ lúa, thì nay ngoài lúa nhân dân đã biết tận dụng thêm các cây rau màu gối vụ, phần lớn diện tích được chuyển sang các cây trồng chịu hạn cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Lão nông Hoàng Văn Quán, nông dân xã Bằng Mạc chia sẻ, giờ đây người nông dân chúng tôi đã chủ động được công việc đồng ruộng, cơ bản đã áp dụng cơ giới hoá nhất là khâu làm đất, giờ chỉ mỗi phải gặt bằng tay, còn việc chở lúa, tuốt lúa đều đã thay bằng máy móc, chúng tôi đã có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Từ những kinh nghiệm vụ xuân hè, huyện đã có kế hoạch cho sản xuất vụ mùa sớm để tránh lúa trỗ đòng gặp lạnh. Vì vậy người dân gặt đến đâu làm đất ngay tới đó để cấy mùa sớm. Hỗ trợ khoa học, cộng với sự năng động của người dân, sản xuất nông nghiệp ở vùng khó Chi Lăng đã gặt hái thành công tạo động lực cho sự phát triển.
Đông Bắc
Ý kiến ()