LSO-Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ Chương trình 120 (Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển KT-XH tuyến biên giới Việt –Trung đến năm 2010), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc vùng biên giới huyện Tràng Định đã được cải thiện rõ rệt, người dân yên tâm lao động sản xuất, một lòng tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4B - Ảnh: Phan CầuĐể thực hiện Chương trình 120 đạt hiệu quả, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và giao cho các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch từng năm và cả giai đoạn tổ chức thực hiện. 4 xã biên giới gồm: Đào Viên, Quốc Khánh, Tân Minh và Đội Cấn đã bổ sung 1 phó chủ tịch UBND xã và bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý biên giới. Huyện đã chỉ đạo các xã biên giới chủ động, tích cực trong việc phát huy dân chủ...
LSO-Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ Chương trình 120 (Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển KT-XH tuyến biên giới Việt –Trung đến năm 2010), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc vùng biên giới huyện Tràng Định đã được cải thiện rõ rệt, người dân yên tâm lao động sản xuất, một lòng tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.
|
Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 4B – Ảnh: Phan Cầu |
Để thực hiện Chương trình 120 đạt hiệu quả, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và giao cho các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch từng năm và cả giai đoạn tổ chức thực hiện. 4 xã biên giới gồm: Đào Viên, Quốc Khánh, Tân Minh và Đội Cấn đã bổ sung 1 phó chủ tịch UBND xã và bố trí 1 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý biên giới. Huyện đã chỉ đạo các xã biên giới chủ động, tích cực trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở, lồng ghép với việc thực hiện các chương trình đầu tư khác của Nhà nước cho các xã đặc biệt khó khăn, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, đồng tình tham gia để Chương trình mang lại hiệu quả thiết thực. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển KT-XH, giúp đồng bào dân tộc các xã biên giới ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên. Sau 7 năm triển khai thực hiện chương trình 120 và các chương trình lồng ghép khác, đến nay, các xã biên giới đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển. Cở sở hạ tầng từng bước được cải thiện, đã đầu tư được 20 công trình, trong đó có 6 công trình giao thông, 6 công trình đường điện, 2 công trình trụ sở xã, 3 công trình nước sinh hoạt; san ủi mặt bằng 1 công trình, xây dựng được 2 ngầm. Hiệu quả nổi bật nhất của Chương trình phải kể đến tác dụng thiết thực của hệ thống đường giao thông, các tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã được nâng cấp, sửa chữa; mở mới nhiều tuyến đường từ xã đến thôn và liên thôn đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa. Các công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống. Thực hiện dự án bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới, các xã đã tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân khu vực giáp biên về việc đấu tranh chống lấn chiếm; hỗ trợ việc tuần tra, phát quang bảo vệ đường biên giới, mua công cụ, dụng cụ phục vụ công tác tuần tra biên giới… Lực lượng dân quân 4 xã biên giới thường xuyên phối hợp với bộ đội biên phòng tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Công tác rà phá bom mìn, vật cản dọc tuyến biên giới được quan tâm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tiến hành rà phá mìn, vật cản được trên 440 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho dân định cư tại các làng bản giáp biên yên tâm phát triển sản xuất…Qua đó, đã góp phần thiết thực trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở vùng giáp biên. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47% năm 2004, đến nay xuống còn 12%; 100% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố, đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 94,2% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 60% làng, bản đạt chuẩn văn hóa; trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 18,05%. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa bàn các xã biên giới có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc được giữ gìn và phát huy…
Có thể nói, sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình 120 của Chính phủ, diện mạo các xã biên giới huyện Tràng Định đã có những đổi thay rõ rệt, KT-XH đã có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường.
Đức Anh
Ý kiến ()