VPF kiếm hơn 100 tỷ/năm cho bóng đá VN như thế nào?
Ông Phạm Nhật Vũ- chủ tịch AVG- từng tuyên bố rằng sẽ nhượng lại bản quyền truyền hình cho VPF nếu họ tìm được đối tác sẵn sàng trả mức giá… 70 tỷ đồng.
Ý tưởng của VPF chính là hình thành một hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam, gồm khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn, có ảnh hưởng và uy tín trong xã hội (lợi nhuận tối thiểu 1000 tỷ/năm). Các thành viên này sẽ đóng góp tiền cho BĐVN, đổi lại, họ sẽ nhận được quyền quảng cáo trong khoảng thời gian tường thuật trực tiếp các trận đấu. Thông thường, có khoảng 20 phút như thế trước, trong và sau trận; VPF sẽ thu lợi nhuận trong 15 phút, 5 phút còn lại thuộc về nhà đài.
Với cách làm này, bầu Kiên tự tin cho biết đến giờ đã có không dưới 10 cái tên đình đám sẵn sàng sát cánh cùng VPF. Ngoài ra, ông cũng khẳng định theo thời gian, cái ghế thành viên của hội đồng bảo trợ kia cũng vô cùng đắt đỏ, bởi đừng nghĩ đơn giản là có tiền là được ngồi vào đó.
“ Kì vọng của chúng tôi không phải là 6 tỷ/ năm hay 10 tỷ/năm mà chúng tôi mong muốn rằng cần phải đạt được tối thiểu 50 tỷ/năm, đích ngắm là 100 tỷ/năm. Trong nhiệm kì chúng tôi làm, chúng tôi tin rằng có thể đạt được lợi nhuận 300, 500 tỷ đồng/năm”.
VPF đã hình thành ý tưởng này từ khi công ty ra đời
Số tiền này sẽ để dành phân chia cho các CLB- những người đầu tiên được hưởng lợi từ bản quyền truyền hình. Một phần khác sẽ dành để phát triển BĐVN mà cụ thể ở đây là ĐTQG theo đúng mục đích xã hội hóa thể thao để các ĐTQG không phải sử dụng ngân sách nhà nước nữa.
Bầu Đức khá bức xúc khi có người đòi giải tán… VPF
Ý kiến ()