"VN là miền đất nhiều cơ hội với nhà đầu tư Thái Lan"
Malinee Harnboonsong, Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Lan (TTC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định Việt Nam là miền đất có nhiều cơ hội, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng các nhà đầu tư Thái Lan cần có chương trình chiến lược hơn, với các kế hoạch kinh doanh tận dụng tối đa những lợi ích khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào năm 2015.
Malinee Harnboonsong, Giám đốc Trung tâm Thương mại Thái Lan (TTC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định Việt Nam là miền đất có nhiều cơ hội, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng các nhà đầu tư Thái Lan cần có chương trình chiến lược hơn, với các kế hoạch kinh doanh tận dụng tối đa những lợi ích khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào năm 2015.
Theo bà Malinee, giới đầu tư Thái Lan không nên thành lập các doanh nghiệp chỉ để khai thác những nguồn lực tự nhiên tại Việt Nam, mà thay vào đó cần hợp tác với Việt Nam thông qua các liên doanh để kiến tạo môi trường kinh doanh thân thiện. Các nhà đầu tư Thái Lan cần nghiên cứu toàn bộ các khía cạnh về môi trường đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là các quy định, các biện pháp miễn giảm thuế đối với (hàng hóa) xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác không thuộc ASEAN, cùng những rào cản về ngôn ngữ. Hiện Việt Nam tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế trong khuôn khổ của Hệ thống ưu đãi phổ cập của EU.
Đặc biệt, nhà đầu tư Thái không nên coi Việt Nam là một đối thủ, mà cần nhìn nhận đây là một đối tác trong ASEAN để tìm phương án hợp tác, trong bối cảnh hai bên có những nguồn lực tương đồng.
Năm 2012, đầu tư của các các công ty Thái Lan vào Việt Nam xếp thứ mười trong danh sách đầu tư nước ngoài. Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua Singapore và trở thành các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Bất động sản và điện tử là những ngành ở Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư của Singapore.
Bà Malinee cho biết, Thái Lan mong muốn tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam. Thái Lan hy vọng tăng 20% giá trị trao đổi thương mại hàng năm với Việt Nam. Thực phẩm và năng lượng là các ngành công nghiệp mà Thái Lan có thể cạnh tranh với các đối tác khác, và Thái Lan cũng có cơ hội trong lĩnh vực dệt may.
Theo thống kê, trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam tăng 2,26% lên 3,3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 26% lên 1,68 tỷ USD. Năm 2012, Thái Lan xuất sang Việt Nam một lượng hàng hoá trị giá 6,48 tỷ USD (giảm 8,16%), trong khi nhập khẩu tăng 47,02% lên 2,98 tỷ USD.
Miền Nam Việt Nam là miền đất giàu tài nguyên, là nơi xuất khẩu lương thực chính, đồng thời đáp ứng 70-80% sức tiêu thụ lương thực nội địa. Đây cũng là nơi có nhiều khu công nghiệp, với nhiều biện pháp khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, và mức lương tối thiểu ở mức trên 200 baht/ngày. Đặc biệt, cảm nhận của người Việt Nam về Thái Lan là tốt và người Việt cũng thích dùng hàng Thái./.
Theo vietnamplus.vn
Ý kiến ()