Vĩnh Long: Xã hội hóa mạng lưới đào tạo nghề nông thôn
Với mục tiêu trong giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề cho 86.900 lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Long tập trung nâng cao chất lượng gắn với xã hội hóa mạng lưới dạy nghề; phấn đấu đến năm 2015 thu hút 23 cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có dạy nghề. Năm 2011, tỉnh Vĩnh Long thực hiện điều chỉnh, bổ sung thêm 8 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng Trường Trung cấp nghề; bố trí 4 tỷ đồng xây dựng Trung tâm dạy nghề - giới thiệu việc làm huyện Bình Tân; tổ chức đấu thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị cho 7 trung tâm dạy nghề huyện, thành phố với kinh phí 15 tỷ đồng. T ỉnh khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề nông thôn theo phương thức linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng... Điển hình là việc đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề lưu động cho nông...
Với mục tiêu trong giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề cho 86.900 lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Long tập trung nâng cao chất lượng gắn với xã hội hóa mạng lưới dạy nghề; phấn đấu đến năm 2015 thu hút 23 cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có dạy nghề.
Năm 2011, tỉnh Vĩnh Long thực hiện điều chỉnh, bổ sung thêm 8 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng Trường Trung cấp nghề; bố trí 4 tỷ đồng xây dựng Trung tâm dạy nghề – giới thiệu việc làm huyện Bình Tân; tổ chức đấu thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và cải tạo nhà xưởng, tăng cường trang thiết bị cho 7 trung tâm dạy nghề huyện, thành phố với kinh phí 15 tỷ đồng. T ỉnh khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình đào tạo nghề nông thôn theo phương thức linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng… Điển hình là việc đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề đối với những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề lưu động cho nông dân tại các xã, cụm dân cư liên xã…
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai dạy nghề theo mô hình thí điểm cho 3.300 lao động nông thôn gồm nhóm lao động làm nông nghiệp ở vùng chuyên canh, nhóm lao động trong các làng nghề truyền thống và nhóm nông dân chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…; trong đó, ưu tiên tổ chức tại 22 xã điểm nông thôn mới để hỗ trợ mở rộng ngành nghề sản xuất, đạt tiêu chí về nâng cao thu nhập hộ dân. Huyện Vũng Liêm và xã Trung Hiếu được tỉnh chọn làm thí điểm đã tổ chức 3 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm bào ngư, kỹ thuật vận hành sửa chữa máy nổ và máy gặt đập liên hợp và lớp dạy nghề sản xuất hương.
Tỉnh Vĩnh Long cũng thu hút phát triển cơ sở dạy nghề tư thục, mở rộng hình thức liên kết đào tạo, kết hợp cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ sở dạy nghề với máy móc thiết bị của các doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, ưu tiên các ngành nghề thế mạnh của tỉnh như sản xuất gốm, giày da, may mặc đan kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Các huyện, thành phố còn huy động đội ngũ những người có đủ điều kiện như người lao động có trình độ tay nghề từ bậc 3/7, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, dạy nghề theo dạng kèm cặp, truyền nghề, vừa học vừa làm…, gắn kết công tác dạy nghề nông thôn với các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư để chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn cách làm ăn cho lao động và phát triển ngành nghề nông thôn./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()