Vinashin là điển hình về lỗ hổng pháp lý
Hiện nay, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và những người đại diện phần vốn Nhà nước về quyền và trách nhiệm trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa rõ ràng, thiếu một đạo luật về kinh doanh vốn Nhà nước. Vì thế, sự việc xảy ra tại Vinashin có thể coi là một điển hình về lỗ hổng pháp lý này.Đó là nhận định của đại biểu, TS. Trần Du Lịch khi trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội về vai trò của kinh tế Nhà nước và các vấn đề liên quan đến quản lý những tập đoàn kinh tế chủ lực nàyPV: Thưa ông, ông có nhận định thế nào về vai trò và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay ? TS Trần Du Lịch: Tôi cho rằng, với những nước như Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa, kinh tế Nhà nước có vị trí quan trọng. Trong quan hệ thị trường, nó là lực lượng vật chất để giải quyết những khuyết tật của thị trường mà các lực lượng, thành phần khác không tham gia được. Với vai trò như vậy...
Hiện nay, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và những người đại diện phần vốn Nhà nước về quyền và trách nhiệm trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa rõ ràng, thiếu một đạo luật về kinh doanh vốn Nhà nước. Vì thế, sự việc xảy ra tại Vinashin có thể coi là một điển hình về lỗ hổng pháp lý này.
Đó là nhận định của đại biểu, TS. Trần Du Lịch khi trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội về vai trò của kinh tế Nhà nước và các vấn đề liên quan đến quản lý những tập đoàn kinh tế chủ lực này
PV:Thưa ông, ông có nhận định thế nào về vai trò và hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay ?
TS Trần Du Lịch:Tôi cho rằng, với những nước như Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa, kinh tế Nhà nước có vị trí quan trọng. Trong quan hệ thị trường, nó là lực lượng vật chất để giải quyết những khuyết tật của thị trường mà các lực lượng, thành phần khác không tham gia được. Với vai trò như vậy thì ngay cả những nước phát triển, như Pháp sau thế chiến thứ hai, lực lượng này cũng chiếm trên 50% trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, qua mỗi giai đoạn, vị trí lịch sử của nó cũng có thay đổi chứ không phải là mãi mãi.
Tại Việt Nam, chủ trương sử dụng lực lượng kinh tế Nhà nước, cụ thể là các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước để thực hiện các chức năng như vậy, về mặt chủ trương tôi cho là đúng. Tuy nhiên quá trình thực hiện chủ trương như vậy và qua thực tế, còn nhiều vấn đề chúng ta cần phải tính lại. Qua sự kiện các tập đoàn, chúng ta chủ trương là thí điểm nhưng dường như các tập đoàn ra đời như trăm hoa đua nở, dẫn đến một lỗ hổng về cơ chế quản lý, đặc biệt là lỗ hổng về mối quan hệ giữa chủ sở hữu (là toàn dân, Quốc hội, Chính phủ) với những người đại diện ở các doanh nghiệp đó đã xuất hiện.
Cụ thể, từ năm 2005, khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã xác định tới 1/7/2010, Luật Doanh nghiệp không còn hiệu lực nữa nhưng tất cả doanh nghiệp đều hoạt động trên khung chung của Luật này. Vì với doanh nghiệp Nhà nước, Luật không còn hiệu lực thì mối quan hệ giữa chủ sở hữu với những người địa diện vốn về quyền và trách nhiệm sẽ như thế nào? Đến đây, chúng ta lại lúng túng là không có một văn bản nào quy định hay hướng dẫn cụ thể. Nhiều lần tôi đã đề nghị để bổ sung cái lỗ hổng đó, cụ thể là Quốc hội cần sớm ban hành một đạo luật kinh doanh vốn Nhà nước, nhưng tới nay, Chính phủ cũng chưa có chuẩn bị để làm việc này. Tôi cho rằng, Vinashin là một điển hình thể hiện lỗ hổng này
Vậy bài học từ Vinashin, theo ông có cách nào để chúng ta phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế Nhà nước, đặc biệt là vai trò của các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam ?
Các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã thực hiện các chức năng như tôi đã nói ở trên. Như vậy,
TS. Trần Du Lịch. ảnh QT |
đầu tiên khi Chính phủ thành lập tập đoàn, đầu tiên phải giao nhiệm vụ rõ ràng, minh bạch ra chứ không nói rằng “anh” cứ tự chủ rồi anh làm một ngành chính rồi đa ngành ra. Không phải như vậy.
Chúng ta có thể hình dung thế này, với một doanh nghiệp của tư nhân, họ lập ra thì họ có thể thuê người khác quản trị, nhưng ông chủ sẽ định hình rằng là tôi muốn làm chuyện gì, hay ít ra là anh tư vấn cho tôi về việc tôi có thể làm gì; cái này không rõ ràng. Còn ở đây, chúng ta cứ nói doanh nghiệp tự chủ, ông muốn đầu tư thế nào thì đầu tư. Tôi xin thưa rằng, nhiều tập đoàn hiện nay theo điều lệ của họ, có quyền đầu tư hàng trăm tỷ mà ông chủ không có quyền can thiệp gì hết. Trong khi theo cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay, ông Bộ trưởng Tài chính cũng chỉ được quyết tối đa 1 tỷ đồng.
Vấn đề bây giờ là tự chủ như thế nào? Ở các nước, những tập đoàn lớn của nhà nước, điều lệ hoạt động của họ trên cơ sở đạo luật của Quốc hội. Chính vì vậy, từ thực tiến Vinashin, chúng ta phải nhìn vào cái gốc vấn đề, theo tôi để xảy ra tình trạng như vậy là do thiếu sự công khai minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Quốc hội có một Nghị quyết yêu cầu Chính phủ, tất cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là phải minh bạch, công khai báo cáo tài chính giống như những công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán để cho xã hội giám sát.
Tiến tới lâu dài, những tập đoàn của Nhà nước hàng năm phải báo cáo với Quốc hội về kết quả hoạt động, ít ra là tổng hợp các hoạt động của mình để một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Tôi thấy vấn đề gì báo cáo trước Quốc hội và được toàn dân tham gia giám sát đều rất hiệu quả. Vì thế, nếu chúng ta làm được việc này, thì không thể có chuyện báo cáo láo, giấu giếm được.
Còn một vấn đề nữa là hiện nay, việc xác định chủ sở hữu, nhất là đối với các quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp còn nhiều lúng túng. Vậy ông kiến nghị gì để việc định giá tài sản của doanh nghiệp được dễ dàng hơn ?
Theo tôi, theo Nghị định 109 trước đây, quy định đưa giá đất thương quyền vào và hiện nay, cách tính như vậy đã vô hình chung làm đôn giá trị doanh nghiệp lên quá lớn. Cách đây hơn một năm, chúng tôi đã đề nghị nhưng hình như hiện nay Chính phủ cũng chưa sửa được, và dường như chúng ta còn lúng túng chưa biết định giá như thế nào để không bị thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Tôi có đề nghị như thế này, cái gốc của vấn đề là ở chỗ, giá cho thuê đất quá thấp so thị trường nên nhiều doanh nghiệp giữ lại để hưởng lợi. Chúng ta nên có lộ trình điều chỉnh giá cho thuê phù hợp để làm sao các doanh nghiệp không giữ đất và không dùng nó để hưởng lợi từ chênh lệch giá thuê. Đó mới là cái gốc, chứ định giá như hiện nay thì “tắc” là điều khó tránh khỏi.
Vâng, xin cảm ơn ông!
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()