Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, năm 2010 đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là một năm đầy khó khăn. Với tinh thần nỗ lực vượt qua thách thức, chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành và sản xuất, kinh doanh, Vinalines đã thành công trong cuộc cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Tổng công ty đang xây dựng thương hiệu cho mình để trở thành một Tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực.'Trẻ hóa' đội tàuXác định đội tàu vận tải biển chính là xương sống của hoạt động hàng hải, Vinalines tập trung đầu tư đội tàu theo hướng trẻ hóa, chuyên môn hóa và tối ưu hóa, tăng trọng tải bình quân bằng cách mua các tàu trẻ đang khai thác hoặc đầu tư các dự án đóng mới tàu biển. Trong năm 2010, tận dụng thời cơ khi giá tàu xuống thấp, các doanh nghiệp thành viên Vinalines đã vận dụng linh hoạt hình thức huy động vốn, cùng nguồn vốn tự có và thanh lý tàu già, đầu tư gần 200 triệu USD mua tàu...
Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, năm 2010 đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là một năm đầy khó khăn. Với tinh thần nỗ lực vượt qua thách thức, chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành và sản xuất, kinh doanh, Vinalines đã thành công trong cuộc cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Tổng công ty đang xây dựng thương hiệu cho mình để trở thành một Tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực.
'Trẻ hóa' đội tàu
Xác định đội tàu vận tải biển chính là xương sống của hoạt động hàng hải, Vinalines tập trung đầu tư đội tàu theo hướng trẻ hóa, chuyên môn hóa và tối ưu hóa, tăng trọng tải bình quân bằng cách mua các tàu trẻ đang khai thác hoặc đầu tư các dự án đóng mới tàu biển. Trong năm 2010, tận dụng thời cơ khi giá tàu xuống thấp, các doanh nghiệp thành viên Vinalines đã vận dụng linh hoạt hình thức huy động vốn, cùng nguồn vốn tự có và thanh lý tàu già, đầu tư gần 200 triệu USD mua tàu hàng khô, tổng trọng tải khoảng 320 nghìn DWT. Trong chương trình hợp đồng đóng mới 32 tàu với Tập đoàn Vinashin, Tổng công ty đã nhận bàn giao hai tàu, tổng trọng tải 35 nghìn DWT và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đóng mới năm tàu còn lại, tổng trọng tải 117 nghìn DWT. Ngoài ra, còn triển khai hai dự án đóng mới tàu hàng rời 47 nghìn 500 DWT và nhận bàn giao, thực hiện 20 dự án đóng mới từ Tập đoàn Vinashin. Đến hết năm 2010, tổng trọng tải đội tàu của toàn Tổng công ty đạt 2,8 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia (chưa bao gồm 26 tàu, tổng trọng tải 648 nghìn DWT tiếp nhận từ Tập đoàn Vinashin).
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Dương Chí Dũng cho biết, với sự đầu tư tập trung, chất lượng dịch vụ của đội tàu Vinalines đã nâng cao rõ rệt. Ngay trong thời điểm thị trường vận tải biển suy thoái, đội tàu của Tổng công ty vẫn duy trì hoạt động đều đặn, thường xuyên, không phải dừng khai thác kéo dài. Đội tàu hàng khô đã chuyển hướng hoạt động trên các tuyến xa, cập các cảng có yêu cầu chặt chẽ về an ninh, an toàn, kỹ thuật, mở tuyến vận tải mới,… Hiện đội tàu của Tổng công ty có trọng tải bình quân 22 nghìn DWT/tàu, độ tuổi bình quân giảm xuống còn 15 tuổi, tăng sức chở gấp gần hai lần. Tuy nhiên, tỷ trọng đội tàu hàng khô còn chiếm phần lớn (86% tổng trọng tải), cho nên việc tiếp cận nhu cầu đa dạng của thị trường, phân bổ rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận còn hạn chế.
Tàu Vinalines Global trọng tải lớn nhất ở nước ta được đưa vào khai thác.
Xây dựng cảng biển quốc gia
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu cảng nước sâu, phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tính cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai nhiều dự án xây dựng cảng biển trọng điểm quốc gia tại từng khu vực. Trong đó, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa), cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có thể đón nhận các tàu thế hệ mới của thế giới, là cơ sở hạ tầng tiên tiến phục vụ Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hiện tại, Cảng Vân Phong đang được triển khai thi công tôn tạo bãi và kè trên cạn, cầu tàu, chuẩn bị làm bãi và xây dựng kè dưới nước. Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác Nhật Bản, nghiên cứu điều chỉnh quy mô dự án phù hợp để tiếp nhận tàu 50 nghìn DWT đủ tải và 100 nghìn DWT giảm tải nhằm tăng sức hấp dẫn của cảng, giảm chi phí trung chuyển. Tổng công ty còn tích cực triển khai các dự án đầu tư xây dựng các cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, Cảng tổng hợp Đình Vũ (Hải Phòng),…
Đầu tư chiều sâu, phát triển ổn định
Tổng Giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt chia sẻ: Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thời gian tới là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng như thị trường vận tải biển. Tổng công ty xác định sẽ tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ trước khi tiếp tục mở rộng quy mô nhằm mục tiêu phát triển ổn định. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, trọng tải đội tàu vận tải biển Việt Nam đạt 11,5 đến 13,5 triệu DWT, trong đó, đội tàu của Tổng công ty chiếm gần 70% trọng tải đội tàu quốc gia. Tổng công ty sẽ tập trung triển khai các dự án đầu tư cảng trung chuyển, cảng cửa ngõ tại các vùng kinh tế trọng điểm và đầu tư chiều sâu cho các cảng hiện có. Tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistics (kho vận) và dịch vụ vận tải đa phương thức. Phát triển hệ thống cảng nội địa, trung tâm phân phối hàng hóa tại các vùng kinh tế trọng điểm, gắn liền với các bến cảng công-ten-nơ, đặc biệt ở các cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, các thành viên của Vinalines đã tập trung đầu tư chiều sâu, duy trì mạng lưới khách hàng thường xuyên, tìm kiếm khách hàng mới, cạnh tranh linh hoạt theo từng phân khúc thị trường. Quy mô đội tàu của Tổng công ty tuy tăng nhanh về số lượng và tổng trọng tải, nhưng phần lớn là tàu hàng rời, tận dụng thời điểm giá tàu còn thấp, các doanh nghiệp thành viên đang nghiên cứu đầu tư, nâng cao tỷ trọng đội tàu công-ten-nơ và tàu dầu sản phẩm để mở rộng thị trường, đa dạng hóa loại hình dịch vụ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()