Vinacomin thoái vốn tại một số doanh nghiệp ngoài ngành
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa giới thiệu với các nhà đầu tư kế hoạch thoái vốn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI), mở đầu cho việc thoái vốn của Vinacomin tại một số doanh nghiệp ngoài ngành nghề chính trong năm nay. Vinacomin đầu tư vào các lĩnh vực 622 tỷ đồng, bằng 2,5% vốn chủ sở hữu.Phó Tổng giám đốc Vinacomin Nguyễn Văn Biên cho biết, Hội đồng thành viên Vinacomin đã nhất trí thoái vốn một phần hoặc toàn bộ ở một số doanh nghiệp để bảo đảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành theo đúng quy định của Chính phủ. Theo đó, Vinacomin sẽ thoái hết vốn góp tại VNI (50 tỷ đồng, tương ứng 10%), Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (10,5 tỷ đồng, 7%), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà - gọi tắt là Hải Hà (47,8 tỷ đồng, 10%),….Vinacomin quyết định giữ lại phần đóng góp 59,4 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin nên phải thoái vốn tại VNI để bảo đảm nguyên tắc chỉ...
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa giới thiệu với các nhà đầu tư kế hoạch thoái vốn tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI), mở đầu cho việc thoái vốn của Vinacomin tại một số doanh nghiệp ngoài ngành nghề chính trong năm nay. Vinacomin đầu tư vào các lĩnh vực 622 tỷ đồng, bằng 2,5% vốn chủ sở hữu.
Phó Tổng giám đốc Vinacomin Nguyễn Văn Biên cho biết, Hội đồng thành viên Vinacomin đã nhất trí thoái vốn một phần hoặc toàn bộ ở một số doanh nghiệp để bảo đảm tỷ lệ đầu tư ra ngoài ngành theo đúng quy định của Chính phủ. Theo đó, Vinacomin sẽ thoái hết vốn góp tại VNI (50 tỷ đồng, tương ứng 10%), Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (10,5 tỷ đồng, 7%), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà – gọi tắt là Hải Hà (47,8 tỷ đồng, 10%),….
Vinacomin quyết định giữ lại phần đóng góp 59,4 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB – Vinacomin nên phải thoái vốn tại VNI để bảo đảm nguyên tắc chỉ đầu tư vốn vào một doanh nghiệp bảo hiểm. Dự kiến, sang tháng 10 tới, việc đấu thầu bán cổ phần của Vinacomin tại VNI có thể được thực hiện.
Cũng theo ông Biên, Vinacomin đang có nhu cầu lớn về vốn (gần 40 nghìn tỷ/năm)cho nên cần tập trung nguồn vốn chủ sở hữu để chủ trì đầu tư phát triển các dự án trọng tâm thuộc năm lĩnh vực chính: Than, Khoáng sản, Điện, Vật liệu nổ công nghiệp và Cơ khí.
Trong số các doanh nghiệp Vinacomin thoái vốn, trường hợp của Hải Hà có lẽ khó khăn hơn. Công ty này là nhà đầu tư Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh). Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Chính phủ chấp thuận đề nghị của Vinashin chuyển dự án này cho Indevco. Hiện tại, các thủ tục nhằm thoái vốn tại Hải Hà đang được Vinacomin chuẩn bị về mặt pháp lý.
Theo Nhandan
Ý kiến ()