Việt Nam xuất siêu gỗ và lâm sản
Trong tháng 4-2013, toàn quốc xảy ra 1.260 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, giảm 48% số vụ so với cùng kỳ năm 2012.
Trong tháng 4-2013, toàn quốc xảy ra 1.260 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, giảm 48% số vụ so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng số vụ vi phạm được xử lý là 1.041 vụ, trong đó xử phạt hành chính 1.031 vụ, xử lý hình sự 10 vụ, tịch thu 1.651 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách gần 13 tỷ đồng. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng là 127,28 ha, trong đó tăng diện tích rừng bị cháy là 107,09 ha (cùng kỳ năm 2012 là 62,2 ha) với tổng cộng 15 vụ cháy rừng nhưng giảm diện tích rừng bị phá trái phép là 20,19 ha (cùng kỳ năm 2012 là 94,67 ha).
Theo thống kê, toàn quốc đã trồng được 9.437 ha rừng (trong đó có 915 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 8.523 ha rừng sản xuất). Đặc biệt, đã có 33 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai hợp đồng khoán bảo vệ hơn 3,366 triệu ha rừng, đạt 138% kế hoạch đề ra, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, các tỉnh tích cực, chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai khoán bảo vệ rừng là Tuyên Quang, Bắc Cạn, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng.
Các địa phương trong cả nước chưa tiến hành khai thác gỗ rừng tự nhiên mà khai thác gỗ rừng trồng với 1,81 triệu m3 gỗ, đạt 22,6% kế hoạch năm và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang xuất siêu gỗ và lâm sản. Chỉ trong tháng 4-2013, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản đã đạt 1.600 triệu USD, đạt 37,2% kế hoạch năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012. Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh là Mỹ (tăng 13,18%), Trung Quốc (tăng 63%), Nhật Bản (tăng 16%) và Hàn Quốc (tăng 27,55%).
Trong khi đó, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 439 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2012.
Nhandan
Ý kiến ()