Theo tin từ Bộ Ngoại giao, Việt Nam là một trong ba đại diện cho châu Á, cùng với Nê-pan và Băng-la-det, đảm nhiệm vai trò thành viên của Ủy ban Phát triển Xã hội Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2012-2015.Phiên họp của Ủy ban Phát triển xã hội LHQ Đây là sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xã hội thời gian qua, và đối với đóng góp quốc tế của ta trên vấn đề phát triển xã hội. Là thành viên, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các mục tiêu, chương trình hành động ở cấp độ toàn cầu về thúc đẩy tiến bộ xã hội, cũng như giúp tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển xã hội ở cấp quốc gia.Quyết định này được các thành viên của LHQ đưa ra tại khóa họp hằng năm lần thứ 50 Ủy ban với chủ đề “Xóa đói giảm nghèo” diễn ra từ ngày 1 đến 10-2-2012 tại...
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, Việt Nam là một trong ba đại diện cho châu Á, cùng với Nê-pan và Băng-la-det, đảm nhiệm vai trò thành viên của Ủy ban Phát triển Xã hội Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2012-2015.
Phiên họp của Ủy ban Phát triển xã hội LHQ
Đây là sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xã hội thời gian qua, và đối với đóng góp quốc tế của ta trên vấn đề phát triển xã hội. Là thành viên, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các mục tiêu, chương trình hành động ở cấp độ toàn cầu về thúc đẩy tiến bộ xã hội, cũng như giúp tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển xã hội ở cấp quốc gia.
Quyết định này được các thành viên của LHQ đưa ra tại khóa họp hằng năm lần thứ 50 Ủy ban với chủ đề “Xóa đói giảm nghèo” diễn ra từ ngày 1 đến 10-2-2012 tại New York.
Ủy ban Phát triển Xã hội là cơ quan trực thuộc Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC), có chức năng tư vấn cho ECOSOC và các chính phủ về chính sách xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến xã hội trong phát triển bền vững. Kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Copenhagen năm 1995, Ủy ban trở thành cơ quan chính của LHQ có chức năng hỗ trợ ECOSOC trong việc giám sát, kiểm điểm và đánh giá những tiến bộ và thách thức trong việc thực hiện Tuyên bố và Chương trình Hành động
Copenhagen.
Ủy ban có các khóa họp hàng năm, là diễn đàn để các nước đóng góp vào việc hoạch định chính sách chung và chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển xã hội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()