Việt Nam là đối tác chính và quan trọng của U-crai-na ở Ðông - Nam Á
Từ ngày 25 đến 27-3, Tổng thống U-crai-na Vích-to I-a-nu-cô-vích thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống U-crai-na. Nhân dịp này, Ngài Tổng thống đã trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân về mục đích và ý nghĩa chuyến thăm, cũng như triển vọng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và U-crai-na. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.Phóng viên (PV): Kính thưa Ngài Tổng thống, xin Ngài cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngài đến Việt Nam?Tổng thống Vích-to I-a-nu-cô-vích: Việt Nam đã và vẫn là đối tác chính, quan trọng của U-crai-na ở Đông - Nam Á. Hai dân tộc chúng ta, cho dù cách xa về địa lý vẫn gắn kết quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt.Mối quan hệ được hình thành từ thời Liên Xô (trước đây) và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tốt đẹp về sau.Chuyến thăm Việt Nam lần này là chuyến thăm đầu...
Phóng viên (PV): Kính thưa Ngài Tổng thống, xin Ngài cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến thăm chính thức đầu tiên của Ngài đến Việt Nam?
Tổng thống Vích-to I-a-nu-cô-vích: Việt Nam đã và vẫn là đối tác chính, quan trọng của U-crai-na ở Đông – Nam Á. Hai dân tộc chúng ta, cho dù cách xa về địa lý vẫn gắn kết quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt.
Mối quan hệ được hình thành từ thời Liên Xô (trước đây) và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tốt đẹp về sau.
Chuyến thăm Việt Nam lần này là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống U-crai-na tới Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây. Rất tiếc, một thời gian dài trong quan hệ giữa hai nước đã có những khoảng lặng trong việc trao đổi các đoàn cấp cao. Tôi muốn mọi người tin rằng sẽ không có những đình trệ như thế nữa. Chúng tôi nhất trí với lãnh đạo Việt Nam rằng các cuộc tiếp xúc chính thức giữa U-crai-na và Việt Nam sẽ diễn ra đều đặn. Chúng tôi sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực. Mục đích chính của chúng tôi là thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao và chất lượng mới. Hiển nhiên, việc đẩy mạnh đối thoại chính trị ở cấp cao và cấp cao nhất sẽ thúc đẩy cơ bản việc khôi phục và phát triển mối quan hệ tương hỗ giữa U-crai-na và Việt Nam.
Các cuộc tiếp xúc của tôi với các nhà lãnh đạo Việt Nam được dự định trong chuyến thăm, chứng minh cho sự sẵn sàng của hai bên trong cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Tôi tin rằng, các cuộc tiếp xúc này sẽ là tín hiệu tích cực đối với giới thương mại của hai nước về việc các nhà lãnh đạo sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. U-crai-na và Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật và kỹ thuật quân sự. Sự hỗ trợ ở cấp Nhà nước là điều quan trọng cho việc khởi đầu những hợp tác trong các lĩnh vực trên, nhất là trong khuôn khổ thực hiện các dự án chung.
PV: Xin Ngài Tổng thống đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và U-crai-na trong những năm qua, triển vọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới?
Tổng thống Vích-to I-a-nu-cô-vích: Khi đánh giá mối quan hệ giữa U-crai-na và Việt Nam trong những năm qua, tôi nhận thấy rằng mặc dù thiếu vắng những chuyến thăm cấp cao, sự hợp tác vẫn phát triển ở nhiều hướng cho dù chưa mạnh mẽ như chúng tôi mong muốn. U-crai-na sẵn sàng đẩy mạnh cơ bản đối thoại chính trị với Việt Nam. Rất vui là các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng có những mong muốn tương tự. Điều đáng để nhấn mạnh là hợp tác kinh tế-thương mại là hướng ưu tiên của quan hệ tương hỗ giữa hai nước.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà trao đổi hàng hóa với U-crai-na ngay cả trong thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới vẫn tăng. Năm 2009, trao đổi hàng hóa giữa U-crai-na và Việt Nam đạt 360,6 triệu USD, so với 339,2 triệu USD năm 2008. Mặc dù năm 2010, rất tiếc, trong lĩnh vực thương mại giữa U-crai-na và Việt Nam trao đổi hàng hóa giảm, chỉ đạt 254 triệu USD. Điều này hoàn toàn không tương xứng tiềm năng của hai nước. Việc khắc phục khuynh hướng tiêu cực này và đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại là ưu tiên hàng đầu của hai bên. Cần vận hành tối đa bộ máy phát triển hợp tác hiện có trong lĩnh vực này. Thí dụ, nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban liên Chính phủ U-crai-na – Việt Nam về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật là hiện thực hóa các thỏa thuận đã đạt được trong các kỳ họp gần đây.
Có thể đẩy mạnh hợp tác kinh tế sau khi hoàn thiện cơ cấu thương mại song phương. Cần kích thích các lĩnh vực như chế tạo máy, đóng tàu, luyện kim, hàng không, năng lượng, công nghiệp hóa dầu, khai thác khoáng sản. Chúng ta có đầy đủ tiềm năng để nhanh chóng nâng hợp tác lên tầm cao mới, thực hiện các dự án kinh tế chung. Việc mở đường bay thẳng giữa hai nước cũng sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại và hợp tác trên các lĩnh vực khác. Chúng ta đã đạt nhiều bước tiến thiết thực ở lĩnh vực này. Đặc biệt, giữa hai nước đã ký Hiệp định liên lạc hàng không trực tiếp. Chúng tôi hy vọng, mùa hè năm nay sẽ bắt đầu các chuyến bay thường xuyên giữa Thủ đô Ki-ép và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, U-crai-na và Việt Nam là những quốc gia có cảng biển và điều này mở ra khả năng mới trong quan hệ về vận tải hàng hóa. Nhiều triển vọng rộng lớn trong các lĩnh vực hợp tác như giáo dục, văn hóa, du lịch và hợp tác giữa các vùng và địa phương của hai nước.
Hiển nhiên, các hướng hợp tác giữa U-crai-na và Việt Nam nêu trên không phải là toàn diện. Để tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới cần đẩy mạnh trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành của hai nước về nhu cầu và tiềm năng của nhau. Cần chú ý đến việc tham gia vào hoạt động triển lãm trên lãnh thổ của cả hai nước.
PV: Ngài nhận xét như thế nào về vị trí và vai trò của Việt Nam trong khu vực và thế giới?
Tổng thống Vích-to I-a-nu-cô-vích: Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam là quốc gia mà trong một thời gian dài, thậm chí là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn cho thấy các chỉ số phát triển kinh tế tích cực và là một trong các thị trường triển vọng và ổn định nhất của Đông – Nam Á. Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới, uy tín của Việt Nam không ngừng tăng lên. Minh chứng cho điều này là năm 2010, Việt Nam đã hết sức thành công trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á (ASEAN). Trong thời gian đó, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua hàng loạt quyết định quan trọng liên quan quá trình gia nhập trong khuôn khổ ASEAN. Quan điểm của Việt Nam là sáng kiến tại các tổ chức quốc tế mà các nước chúng tôi hợp tác tích cực về nhiều vấn đề.
Đáng chú ý là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp, thông qua các quyết định quan trọng của đất nước, xác định phương hướng phát triển của Việt Nam trong những năm tới. Tôi tin rằng, các bạn sẽ thành công trong thực hiện đường lối cải tổ Việt Nam thành nước công nghiệp tiên tiến của Đông-Nam Á và điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
PV: Theo quan điểm của Ngài, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại U-crai-na có những đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội và của quốc gia và trong việc xây dựng quan hệ giữa hai nước?
Tổng thống Vích-to I-a-nu-cô-vích: Người Việt Nam có mặt ở nhiều thành phố của U-crai-na, trong đó tập trung đông nhất ở TP Khác-cốp với gần mười nghìn người. Những đại diện đầu tiên có mặt ở thành phố này từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20, là các sinh viên đi học. Phần lớn người Việt Nam sang làm việc tại các nhà máy của U-crai-na. Sau sự tan rã của Liên Xô (trước đây) nhiều người trong số họ đã ở lại đất nước chúng tôi.
Ngày nay, trong số họ có nhiều người là chủ những công ty thành công, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương. Các công ty, xí nghiệp do người Việt Nam quản lý đã tham gia tích cực vào sự phát triển của thành phố, có những đóng góp đáng kể vào ngân sách của thành phố. Cộng đồng người Việt Nam luôn có ý thức gìn giữ ngôn ngữ và truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của U-crai-na.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Ngài Tổng thống.
Theo Nhandan
Ý kiến ()