Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác phát triển công nghệ xanh
Là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ xanh, Hàn Quốc có nhiều thế mạnh và lợi thế mà Việt Nam cần học hỏi trong các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là kết cấu hạ tầng môi trường đô thị và các khu công nghiệp.Hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải ở Việt NamTại hội thảo "Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về công nghệ xanh” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 7/5, đánh giá về thực trạng phát sinh và xử lý chất thải ở Việt Nam, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 30% cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu là các cơ sở có quy mô sản xuất vừa và lớn có trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, các trạm xử lý này hầu hết đều vận hành chưa đạt tiêu chẩn hoặc không vận hành thường xuyên.Có khoảng 90% doanh nghiệp trong tổng số gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy trong cả nước không có hệ thống xử...
Là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ xanh, Hàn Quốc có nhiều thế mạnh và lợi thế mà Việt Nam cần học hỏi trong các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là kết cấu hạ tầng môi trường đô thị và các khu công nghiệp.
Hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải ở Việt Nam
Tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt
Có khoảng 90% doanh nghiệp trong tổng số gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy trong cả nước không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không đạt yêu cầu. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 283 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 65% của 180 khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý.
Trong khi đó hiện tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị ước tính là 29.800 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom và xử lý chỉ ước đạt 83%. Ở nông thôn là 30.500 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom chỉ ước đạt 50-60%. Hiện có trên 20 dự án xử lý rác thành các sản phẩm tái chế như phân hữu cơ, công nghệ đốt…nhưng quy mô nhỏ và sản phẩm khó tiêu thụ. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị được xử lý, tái chế chỉ đạt khoảng 15%.
Tiềm năng thị trường xử lý chất thải tại Việt Nam
Trước hiện trạng đó, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc – Yu Yeong Suk cam kết rằng với những thành công đã đạt được của Hàn Quốc trong việc ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế bằng chính sách tăng trưởng mở rộng tài chính, hủy bỏ chiến lược phát triển về lượng đã được duy trì trong hơn 50 năm qua bằng việc thực hiện đồng thời tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, coi “tăng trưởng xanh, cacbon thấp” là chiến lược quốc gia mới, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến hành xây dựng chiến lược phát triển xanh trên nền tảng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cũng nhận định rằng, tại Việt Nam thị trường xử lý chất thải, nước thải và chất thải rắn còn khá lớn và đây là cơ hội đầu tư cho các công ty có phương pháp mới, công nghệ mới, cách tiếp cận thân thiện với môi trường.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, vấn đề Việt Nam đang gặp phải là dân số gia tăng quá nhanh và lại tập trung vào các thành phố lớn khiến áp lực xử lý chất thải rất cao gây áp lực lên ngành xử lý nước, chất thải nói chung. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc mở ra một thời cơ mới với ngành này.
Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp xanh, Việt Nam cần sớm xây dựng một hệ thống các cơ chế chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, người dân đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực xử lý môi trường; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, trong nước và quốc tế trong việc tham gia các dự án đấu thầu cung cấp công nghệ và thiết bị xử lý môi trường.
Báo cáo tại hội thảo, các tham luận cũng chỉ ra rằng nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường của 16 ngành trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam có thể đạt hơn 7,6 tỷ USD và quy hoạch xử lý chất thải rắn ba vùng kinh tế trọng điểm với 7 khu xử lý chất thải rắn sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư khoảng 600 triệu USD.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()