Việt Nam đạt tiến bộ về phát triển con người nhờ tăng trưởng kinh tế
Sáng 9-11, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố Báo cáo Phát triển con người của Việt Nam năm 2011. Theo đó, Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trong 187 nước được khảo sát.Theo báo cáo năm 2011 "Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người", tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính thúc đẩy tiến bộ về phát triển con người ở Việt Nam. Song Việt Nam cần chú trọng phát triển y tế và giáo dục. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 11,8% trong giai đoạn 1999-2008; tăng trưởng về thu nhập đóng góp hơn một nửa (55,7%) trong mức tăng chỉ số này, trong khi những cải thiện về tuổi thọ và giáo dục chỉ đóng góp 31,8% và 12,6%.Báo cáo lần đầu đưa ra Chỉ số đói nghèo đa chiều (thiếu thốn về y tế, giáo dục, mức sống) cho Việt Nam dựa trên Điều tra mức hộ gia đình Việt Nam năm 2008. Tỷ lệ nghèo về thu nhập là 14,5%, trong...
Theo báo cáo năm 2011 “Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người”, tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính thúc đẩy tiến bộ về phát triển con người ở Việt Nam. Song Việt Nam cần chú trọng phát triển y tế và giáo dục. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 11,8% trong giai đoạn 1999-2008; tăng trưởng về thu nhập đóng góp hơn một nửa (55,7%) trong mức tăng chỉ số này, trong khi những cải thiện về tuổi thọ và giáo dục chỉ đóng góp 31,8% và 12,6%.
Báo cáo lần đầu đưa ra Chỉ số đói nghèo đa chiều (thiếu thốn về y tế, giáo dục, mức sống) cho Việt Nam dựa trên Điều tra mức hộ gia đình Việt Nam năm 2008. Tỷ lệ nghèo về thu nhập là 14,5%, trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều là 23,3% (năm 2008). Tỷ lệ nghèo đa chiều rất cao ở các tỉnh nghèo nhất Việt Nam, như: Lai Châu (82,3%), Điện Biên (75%), hơn 50% dân số của 12 tỉnh sống trong đói nghèo mọi mặt. Báo cáo cũng chỉ ra, Việt Nam cần ưu tiên và đầu tư để nâng mức phát triển con người lên tương đương với mức tăng trưởng kinh tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()