Việt Nam đang trở thành điểm đến đầy hứa hẹn đối với doanh nghiệp Nam Phi
Việt Nam – Nam Phi hiện có nhiều thế mạnh để phát triển mối quan hệ toàn diện. Đặc biệt, trong những năm qua, quan hệ về kinh tế và thương mại giữa hai nước ngày một thực chất, hiệu quả hơn. Việt Nam đang trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách du lịch từ Nam Phi.
Việt Nam – Nam Phi hiện có nhiều thế mạnh để phát triển mối quan hệ toàn diện. Đặc biệt, trong những năm qua, quan hệ về kinh tế và thương mại giữa hai nước ngày một thực chất, hiệu quả hơn. Việt Nam đang trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, khách du lịch từ Nam Phi. Đó là những khẳng định của ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ tại hội thảo “Thương mại và đầu tư Việt Nam – Nam Phi” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ tổ chức ngày 30/10. Tại hội thảo, ông Adriaan Du Pisiane, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam cho biết, Nam Phi có cơ sở hạ tầng và công nghiệp dịch vụ thuộc hạng tốt nhất trong các quốc gia đang phát triển, nhất là đường giao thông, cảng biển, hệ thống ngân hàng, tàu biển, công nghệ viễn thông. Nam Phi là trụ cột kinh tế của cả châu Phi, có thứ hạng cao trong các nền kinh tế đang phát triển, vượt lên trên các quốc gia như Ấn Độ, Ý, các Tiểu Vương quốc Ả Rập. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Nam Phi gồm có mỏ và khai khoáng, đặc biệt công nghiệp khai thác vàng và platinum của Nam Phi là lớn nhất thế giới. Nam Phi đứng đầu châu Phi về công nghệ thông tin viễn thông. Nam Phi còn có thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch khảo cổ. Ngoài ra, Nam Phi là một trong các nước xuất khẩu hàng hóa đa dạng nhất trên thế giới tới các thị trường hàng đầu như Anh, Mỹ, Đức, Nhật. Các ngành kinh tế có tiềm năng và tăng trưởng mạnh nhất là chế biến nông sản, công nghiệp ô tô, vận tải, hóa học, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp mỏ, luyện kim, dệt may, vải, da giày, công nghiệp điện tử – công nghệ kỹ thuật. Hiện Nam Phi có nhiều chương trình khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia gồm: Chương trình khu phát triển công nghiệp (IDZ); chương trình cơ sở hạ tầng then chốt (CIP); chương trình công nghệ và nguồn nhân lực cho công nghiệp (THRIP); chương trình công nghiệp quốc gia (NIPP). Trong đó, IDZ là khu công nghiệp liên kết với một sân bay hoặc bến cảng quốc tế, có vai trò thúc đầy và phát triển sự kết nối giữa các ngành công nghiệp nội địa và các ngành công nghiệp trong khu phát triển công nghiệp để sử dụng cơ sở hạ tầng cách tối ưu. CIP cung cấp sự hỗ trợ mang tính bao cấp đối với cơ sở hạ tầng kinh tế cần thiết nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp Nam Phi và hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp có lợi thế của Nam Phi. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()