“Việt Nam cần tiếp tục duy trì những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn trong năm 2014”
Trong năm 2012 và 2013, Chính phủ Việt Nam đã gặt hái được những thành công trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, song những nỗ lực này vẫn cần phải duy trì trong những năm tiếp theo bằng những hành động mạnh mẽ. Điều này đã được Trưởng Đại diện thường trú của Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
Trưởng Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra. |
Phóng viên (PV) : Tại Diễn đàn Các Đối tác Phát triển của Việt Nam (VDPF) 2013 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12/2013, ông đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu cần phải khắc phục của nền kinh tế Việt Nam như tăng trưởng GDP đã chậm lại, việc giải quyết thâm hụt ngân sách và cải cách cơ cấu còn chậm. Vậy theo ông, Việt Nam cần phải chú ý đến những vấn đề chính nào?
Ông Sanjay Kalra : Tại VDPF 2013, IMF đã hoan nghênh Chính phủ Việt Nam trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012 và 2013. IMF khuyến nghị rằng nỗ lực này cần phải được duy trì trong năm 2014 và những năm tiếp theo với những hành động chính sách mạnh mẽ.
Tăng trưởng GDP thực đã chậm lại trong năm 2012-13 và dường như ổn định ở mức 5-5,5 phần trăm. Mặc dù k inh tế thế giới suy thoái đã góp phần vào kết quả này nhưng những mất cân đối trong nước và sự kém hiệu quả cũng là những yếu tố quan trọng. Ngay cả khi tăng trưởng được hỗ trợ bởi k hu vực định hướng xuất khẩu và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì những khu vực hướng nội mặc dù đã cải thiện song vẫn chưa có được một nền tảng vững chắc. Tăng trưởng tín dụng thực chỉ tăng lên khiêm tốn trong năm 2013 mặc dù lãi suất cho vay đã giảm đáng kể và tình hình tài chính mong manh vẫn tiếp tục cản trở trung gian tín dụng. Tăng trưởng chậm đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách, thâm hụt ngân sách tăng lên trong hai năm 2012-13, đặc biệt trong năm 2013 do thu ngân sách dưới mức dự toán. Thâm hụt ngân sách ở mức trung bình 2 phần trăm GDP trong năm 2010-11, nhưng đã tăng tới 4¾ phần trăm GDP trong năm 2012. Trong năm 2013, với sự hụt thu ngân sách, đặc biệt là thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp, thâm hụt ngân sách ước tính khoảng 5½ phần trăm GDP ( theo định nghĩa của IMF).
Tương phản với bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm hơn, những yếu kém lớn về cơ cấu đã cản trở tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn. Do đó, những cải cách cơ cấu giờ đây mang tính vĩ mô quan trọng. Những cải cách này liên quan đến 3 lĩnh vực mà Chính phủ đã xác định là cải cách ngân hàng, cải cách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và cải cách đầu tư công. Thiếu những cải cách cơ cấu trong những khu vực này, tăng trưởng sẽ tiếp tục bị kìm lại bởi năng suất thấp, phân bổ sai nguồn lực, các bảng cân đối yếu kém của các ngân hàng và doanh nghiệp, sự kém hiệu quả ở một vài DNNN và tập đoàn kinh tế.
PV : IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2014. Do đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 sẽ giảm từ mức 6,4% xuống 5,2%. Vậy Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì để vượt qua những khó khăn này trong khi tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng?
Ông Sanjay Kalra : Ổn định kinh tế vĩ mô phải được duy trì. Việc t iếp tục ổ n định kinh tế vĩ mô sẽ đòi hỏi phải theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn trong năm 2014. Chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái nên nhằm vào việc giữ lạm phát ở mức một con số. Dự trữ quốc tế đã tăng lên, nhưng cần tiếp tục tăng cường các giải pháp để đảm bảo rằng Việt Nam có thể chịu được những cú sốc bên trong và bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Cần phải củng cố vị thế tài chính để hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tính bền vững của nợ công trong trung hạn.
Thiết kế thành công và thực hiện một loạt các chính sách – giữ ổn kinh tế vĩ mô đồng thời đẩy mạnh tốc độ cải cách cơ cấu sẽ giúp Việt Nam gặt hái được nhiều thanh tựu hơn nữa mà Việt Nam đã làm được trong việc xoá đói giảm nghèo và đạt được những Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong thập kỷ qua. Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế, bao gồm dân số trẻ và lao động cần cù. Tận dụng những lợi thế này nên là một ưu tiên quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.
PV : Theo quan điểm của IMF, Vi ệt N am nên đặt cải cách ngân hàng là ưu tiên hàng đầu. IMF có những chính sách gì để hỗ trợ Việt N am đạt được mục tiêu này ?
Ông Sanjay Kalra : Cải cách khu vực ngân hàng vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Xử lý những yếu kém liên quan tới chất lượng tài sản có, nợ xấu ( NPLs ) , dự phòng rủi ro và cấp thêm vốn là rất quan trọng để tạo ra một môi trường ở đó các ngân hàng là trung gian giữa tiết kiệm quốc gia và đầu tư hiệu quả. Những vấn đề cần phải xử lý ở tất cả các ngân hàng, lớn và nhỏ, sở hữu nhà nước hay cổ phần. Để phục hồi hệ thống ngân hàng thành khỏe mạnh, các biện pháp cần phải thực thi để cấp vốn bổ sung cho các ngân hàng, củng cố thanh tra và giám sát ngân hàng, thực thiện kế hoạch xử lý NPLs. Một ưu tiên khác cũng nên có , đó là tăng cường phân tích rủi ro tín dụng và quản trị qua việc cải thiện sự minh bạch hơn. Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đã đi vào hoạt động đầu tháng 10/ 2013 là một cấu phần quan trọng của các cải cách khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, VAMC không nên được phép trở thành một phương tiện hỗ trợ thanh khoản kéo dài cho các ngân hàng mất khả năng thanh toán vì điều này có thể làm yếu đi những động cơ tái cơ cấu và trì hoãn việc cấp thêm vốn cần thiết cho khu vực ngân hàng. Nhìn rộng hơn thì nên phát triển các thị truờng vốn hơn để bổ trợ cho hệ thống ngân hàng, đưa ra những cơ hội để cân nhắc rủi ro và lợi nhuận khác cho các nhà đầu tư, thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ổn định và giảm bớt việc nắm giữ vàng như là một phương tiện giữ của cải.
IMF cùng với Ngân h àng Thế g iới (WB) đã thực hi ệ n một đánh giá toàn diện về khu vực tài chính của Việt N am . Những khuyến nghị của Chương t rình Đánh g iá Khu v ực Tài Chính (FSAP) đã được trình lên chính phủ Việt N am. Để thực hiện các khuyến nghị này, IMF đang cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cho Ngân h àng Nhà n ước Việt N am.
PV : Năm 2013 là năm kỷ niệm 20 năm nối lại các quan hệ của IMF và Việt Nam (1993-2013). Là một trong các tổ chức tài chính lớn nhất của thế giới hoạt động tại Việt N am, IMF có những chính sách và hỗ trợ gì cho Việt N am?
Ông Sanjay Kalra : Vì là thành viên của IMF, Việt N am có quyền tiếp cận tới tất cả các khả năng và nguồn lực của IMF, bao gồm tư vấn chính sách và tăng cường năng lực . IMF đưa ra tư vấn chính sách cho chính phủ Việt N am thông qua những thảo luận tham vấn theo Điều IV hàng năm và các đợt làm việc định kỳ từ Washington DC . Ngoài ra, Văn p hòng Đại d iện Thường t rú tại Hà nội cũng giữ liên lạc tiếp tục hàng ngày với các nhà hoạch định chính sách cao cấp và các đối tác khác để làm sâu sắc hơn đối thoại chính sách này. IMF sẽ tiếp tục cung cấp trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực mà IMF có các kinh nghiệm chuyên môn như điều hành chính sách tiền t ệ , tỷ giá, quản lý dự trữ, chính sách thu và chi ngân sách, chính sách quản lý hành chính thuế, quản lý nợ và hải quan, cùng với việc cải thiện chất lượng số liệu thống kê kinh tế vĩ mô theo các chuẩn mực quốc tế . IMF đang làm việc để tăng cường năng lực thể chế hơn , gồm cả tại Ngân hàng Nhà Nước Việt N am, thông qua các khóa đào tạo, hội thảo, tọa đàm tại châu Á và Trụ sở chính của IMF tại Washington, DC.
PV : Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dangcongsan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()