Viên ngọc bích trên biển Ca-ri-bê
Lễ hội Các-na-van ở Thủ đô La Ha-ba-na. Với diện tích 114.524 km2, gồm hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ nằm uốn lượn như dải lụa mềm mại trên biển Ca-ri-bê xinh đẹp, Cu-ba được mệnh danh là viên ngọc bích, một điểm du lịch hấp dẫn ở Mỹ la-tinh.Cách đây gần 50 năm, tháng 8-1964, khi đến thăm Cu-ba, ngỡ ngàng và ngây ngất trước vẻ đẹp của hòn đảo "Tự do" này, cố nhà thơ Tố Hữu đã trào dâng cảm xúc:Anh viết cho em, tự đảo nàyCu-ba, hòn đảo Lửa, đảo SayỞ đây say thật, say trời đấtSóng biển say cùng rượu mật, say...Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mâyAnh đến Cu-ba một sáng ngàyNắng rực trời tơ và biển ngọcĐào tươi một dải lụa đào bay...Đọc những vần thơ này, ai trong chúng ta cũng muốn được một lần đến thăm Cu-ba tươi đẹp, đất nước của bản anh hùng ca cách mạng hào hùng và những người con ưu tú, đã đi vào huyền thoại như H.Mác-ti, Chê Ghê-va-ra, Phi-đen Ca-xtơ-rô... Cu-ba, xứ sở của rượu rum, xì gà nổi tiếng thế giới và những điệu nhạc dân tộc như Xan-sa, Son, Bô-lê-rô, Oa-cha-ra tưng...
Lễ hội Các-na-van ở Thủ đô La Ha-ba-na. |
Cách đây gần 50 năm, tháng 8-1964, khi đến thăm Cu-ba, ngỡ ngàng và ngây ngất trước vẻ đẹp của hòn đảo “Tự do” này, cố nhà thơ Tố Hữu đã trào dâng cảm xúc:
Anh viết cho em, tự đảo này
Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo Say
Ở đây say thật, say trời đất
Sóng biển say cùng rượu mật, say…
Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đào tươi một dải lụa đào bay…
Đọc những vần thơ này, ai trong chúng ta cũng muốn được một lần đến thăm Cu-ba tươi đẹp, đất nước của bản anh hùng ca cách mạng hào hùng và những người con ưu tú, đã đi vào huyền thoại như H.Mác-ti, Chê Ghê-va-ra, Phi-đen Ca-xtơ-rô… Cu-ba, xứ sở của rượu rum, xì gà nổi tiếng thế giới và những điệu nhạc dân tộc như Xan-sa, Son, Bô-lê-rô, Oa-cha-ra tưng bừng, sôi động với những vũ điệu đắm say cuồng nhiệt. Như cây Pan-ma – biểu tượng tươi đẹp và khí phách quật cường của vùng đất này, Cu-ba, đất nước của những người con gái, con trai đẹp trẻ trung, tràn trề nhựa sống suốt mấy chục năm qua trước bao thách thức khó khăn, bao âm mưu đen tối của kẻ thù vẫn hiên ngang, anh dũng kiên cường, không cúi đầu khuất phục trước mọi phong ba bão táp, kiên định con đường XHCN.
Sau khi cách mạng thành công năm 1959, Đảng, Nhà nước Cu-ba luôn quan tâm thúc đẩy phát triển du lịch nhằm khai thác mọi tiềm năng, vẻ đẹp của hòn đảo “Tự do” thơ mộng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển khá năng động, luôn đạt mức tăng trưởng hơn 10% mỗi năm trong nhiều năm qua, mức cao nhất trong khu vực. Bất chấp gặp nhiều khó khăn do các biện pháp cấm vận ngặt nghèo của Mỹ, năm 2010, Cu-ba vẫn thu hút được 2,5 triệu lượt du khách nước ngoài, tăng 2,9% so với năm 2009. Năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng nhưng khách du lịch đến Cu-ba vẫn tăng 7,3% so năm 2010, đạt 2,7 triệu lượt người và thu nhập du lịch cũng tăng 11,9% đạt gần hai tỷ USD. Trong hai thập kỷ qua, số lượng các khách sạn Cu-ba đã tăng gấp bốn lần. Cu-ba hiện có hơn 320 khách sạn với tổng cộng hơn 50.000 phòng, trong đó, có hơn 30 nghìn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 60% toàn bộ số phòng khách sạn nước này. Một nửa trong số các khách sạn của Cu-ba do các tập đoàn kinh doanh khách sạn và du lịch nổi tiếng của nước ngoài quản lý, điều hành. Nhiều sân bay và đường bay quốc tế mới được đưa vào hoạt động, tăng từ 12 đường bay quốc tế năm 1989 lên gần 100 đường bay.
Một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất Cu-ba là khu nghỉ mát Va-ra-đê-rô, thuộc tỉnh Man-tan-sát, nằm cách Thủ đô La Ha-ba-na khoảng 140 km về phía đông. Đến Va-ra-đê-rô, du khách nước ngoài mê thích những bãi cát trắng mịn tuyệt đẹp, nước trong xanh mầu ngọc trải suốt dọc chiều dài bãi biển hơn 20 km. Những năm vừa qua, Va-ra-đê-rô trở thành trung tâm du lịch quan trọng của Cu-ba, lượng khách sạn ở đây chiếm 35% tổng số khách sạn trong cả nước, hằng năm đón gần một triệu du khách nước ngoài, đạt doanh thu bằng gần 30% của ngành du lịch cả nước.
Nói đến các điểm du lịch nổi tiếng của Cu-ba không thể không nhắc tới Thủ đô La Ha-ba-na, một thành phố đẹp nằm ven biển. La Ha-ba-na cổ là địa danh đầu tiên của Cu-ba được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận là di sản thế giới vào năm 1982. Thành phố này được xây dựng vào đầu thế kỷ 16, với nhiều công trình mang đậm phong cách Tây Ban Nha, như pháo đài cổ, nhà thờ, nhà hát lớn, quảng trường, đường phố, khách sạn… được gìn giữ bảo tồn tốt. Thủ đô La Ha-ba-na ngày nay có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được sự kết hợp hài hòa, duyên dáng giữa các công trình kiến trúc cổ nghệ thuật Ba-rốc-cơ, tân cổ điển với kiến trúc hiện đại, tạo thành điểm du lịch hấp dẫn. Đến hòn đảo “Tự do” này, khách du lịch còn bị cuốn hút bởi một nền văn hóa phong phú, đậm đà nhiều bản sắc dân tộc, có sự hòa quyện tinh tế những nét đặc trưng văn hóa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Nơi đây có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là lễ hội Các-na-van ở Thủ đô La Ha-ba-na. Nhiều di sản văn hóa của Cu-ba được UNESCO công nhận là di sản thế giới, như Công sự Tri-ni-đát, Pháo đài Xan Phê-đrô Đơ-la Rô-ca ở Xan-ti-a-gô đề Cu-ba, Trung tâm lịch sử Ca-ma-guây, Trung tâm lịch sử TP Xiên-phu-gốt…
Chính phủ Cu-ba đang tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, như: Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin quảng bá hình ảnh đất nước, con người Cu-ba (thông qua các phương tiện thông tin và hội chợ du lịch quốc tế); mở rộng loại hình như du lịch văn hóa, thể thao, sinh thái, chăm sóc sức khỏe…; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch; đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết với các nước có ngành công nghiệp không khói phát triển như Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Trung Quốc để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý điều hành; tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải tạo và nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mạng lưới giao thông…
Theo Nhandan
Ý kiến ()