Viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Hy Lạp khi rời khỏi Eurozone
Hãng thông tấn RIA Novosti, ngày 14/5, dẫn lời Giáo sư Dimitris Sotiropoulos thuộc trường Đại học Athenes, Trưởng Nhóm nghiên cứu ELIAMEP (Hellenic Foundation for European and Foreign Policy) cho biết, việc rới khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ không giúp nền kinh tế Hy Lạp tăng thêm sức cạnh tranh mà ngược lại, còn làm gia tăng số người nghèo tại quốc gia này.Theo ông Sotiropoulos, việc quay trở lại với đồng drachma sẽ làm giảm nguồn thu nhập của người dân Hy Lạp. Chuyên gia kinh tế này nhận định: “Tiền lương sẽ giảm rất nhiều so với hiện nay. Với đồng drachma, lạm phát sẽ ở mức không thể kiểm soát. Một vấn đề khác là chúng ta sẽ phải thanh toán bằng đồng drachma cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu, từ dầu mỏ cho tới dược phẩm. Các đảng phái chính trị đã không nói điều đó với mọi người”.Ông Sotiropoulos cũng cho biết, Hy Lạp sẽ bắt buộc phải trả các khoản thanh toán quốc tế cho hàng hóa nhập khẩu bằng đồng nội tệ drachma trong khi hiện nay, các điều khoản đều quy định phải...
Hãng thông tấn RIA Novosti, ngày 14/5, dẫn lời Giáo sư Dimitris Sotiropoulos thuộc trường Đại học Athenes, Trưởng Nhóm nghiên cứu ELIAMEP (Hellenic Foundation for European and Foreign Policy) cho biết, việc rới khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ không giúp nền kinh tế Hy Lạp tăng thêm sức cạnh tranh mà ngược lại, còn làm gia tăng số người nghèo tại quốc gia này.
Theo ông Sotiropoulos, việc quay trở lại với đồng drachma sẽ làm giảm nguồn thu nhập của người dân Hy Lạp. Chuyên gia kinh tế này nhận định: “Tiền lương sẽ giảm rất nhiều so với hiện nay. Với đồng drachma, lạm phát sẽ ở mức không thể kiểm soát. Một vấn đề khác là chúng ta sẽ phải thanh toán bằng đồng drachma cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu, từ dầu mỏ cho tới dược phẩm. Các đảng phái chính trị đã không nói điều đó với mọi người”.
Ông Sotiropoulos cũng cho biết, Hy Lạp sẽ bắt buộc phải trả các khoản thanh toán quốc tế cho hàng hóa nhập khẩu bằng đồng nội tệ drachma trong khi hiện nay, các điều khoản đều quy định phải thanh toán bằng đồng euro. “Điều này đồng nghĩa với việc cuộc sống sẽ trở nên nghèo khó hơn”, ông Sotiropoulos dự báo.
Chuyên gia này cũng đánh giá, đồng nội tệ sẽ không thể giúp cải thiện sức cạnh tranh cho nền kinh tế Hy Lạp. “Hiện nay, các sản phẩm đều được Hy Lạp xuất khẩu trong tình trạng thô chưa qua chế biến, ví dụ như dầu ô-liu được chuyển đến Italia, sau đó mới chế biến và xuất khẩu tiếp. Ngành du lịch hiện là lĩnh vực duy nhất mà Hy Lạp tự tin về sức cạnh tranh song cũng không thể đủ để cứu sống quốc gia này. Trong trường hợp xảy ra lạm phát, thị trường du lịch của Hy Lạp cũng không được đánh giá là tốt bằng Tunisia”, ông Sotiropoulos kết luận.
Trong thời gian vừa qua, những bất ổn chính trị khiến nguy cơ Hy Lạp rời eurozone ngày càng tăng lên. Đặc biệt, sự kiện các cử tri Hy Lạp bác bỏ Đảng ủng hộ gói cứu trợ trong cuộc bầu cử ngày 6/5 vừa qua khiến khả năng Hy Lạp rời eurozone càng trở nên rõ rệt.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()