Venezuela mạnh tay với tội phạm đầu cơ, lũng đoạn nền kinh tế
Cơ quan công tố Venezuela vừa thông báo bắt tạm giam Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Tập đoàn dược phẩm Farmatodo với tội danh gây bất ổn kinh tế.
T hông báo ngày 5/2 của Bộ Công cộng Venezuela cho biết tập đoàn Farmatodo bị cáo buộc đ ã đầu cơ và không phân phối hàng hóa thiết yếu theo đúng quy định của Nhà n ước, làm trầm trọng thêm t ình hình khan hiếm hàng hóa hiện nay tại quốc gia Nam Mỹ này. Chủ tịch Pedro Luis Angarita Azpurua (Pê-đrô Lu-ít Ăng-ga-ri-ta Át-pu-ru-a) và Phó Chủ tịch Agustin Antonio Alvarez Costa (A-gu-xtin An-tô-ni-ô An-va-rết Cô-xta) bị bắt giữ theo “Luật giá cả bình đẳng” của Venezuela quy định về việc kiềm chế lạm phát thông qua khống chế mức giá trần hàng hoá của các doanh nghiệp. Vụ bắt giữ được thực hiện ngày 31/1 vừa qua.
Farmatodo hiện sở hữu 147 cửa hàng và siêu thị trên hầu hết các tỉnh thành của Venezuela và ngoài d ược phẩm, tập đoàn này c òn kinh doanh đồ vệ sinh, chăm sóc cá nhân và thực phẩm.
Vụ bắt giữ trên là một phần trong Kế hoạch Quốc gia chống hoạt động buôn lậu, đầu cơ và tích trữ hàng hóa, được chính quyền Caracas triển khai từ tháng Tám năm ngoái nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh kinh tế do phe đối lập phát động. Trước đó, hôm 2/2, Chính phủ Venezuela cho biết lực lượng chức năng nước này vừa thu giữ khoảng 739 tấn thực phẩm và vật liệu xây dựng đầu cơ trái phép ở bang Miranda (Mi-ran-đa) thuộc miền Bắc nước này. Caracas cũng đã t ước quyền quản l ý một chuỗi siêu thị bán lẻ của tập đoàn “Día al día” do đã vi phạm các quy định về chống đầu cơ, cố tình gây ra tình trạng xếp hàng dài nhằm kích động tâm lý bất mãn trong quần chúng. Các thanh tra nhà n ước đ ã phát hiện các cửa hàng này trữ tới 2.500 tấn các mặt hàng đang khan hiếm như dầu ăn, bột mỳ và ngô nh ưng không chịu bán.
Theo luật pháp Venezuela, sau khi áp dụng biện pháp tước quyền quản l ý tạm thời, nhà n ước có thể xem xét việc trả lại chủ sở hữu hoặc quốc hữu hóa các doanh nghiệp bị phạt. Hiện tượng đầu cơ, đặc biệt là đối với nhu yếu phẩm, là một trong những nguyên nhân gây ra t ình trạng khan hiếm hàng hóa khá trầm trọng tại Venezuela hiện tại.
Nền kinh tế Venezuela hiện đang gặp khó khăn với tỷ lệ lạm phát trong năm 2014 ở mức cao 64% và nền kinh tế suy giảm 3 quý liên tiếp. Giá dầu liên tục giảm sâu cũng đang tác động đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia có tới 96% nguồn thu phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô.
Theo CPV
Ý kiến ()