Về việc cải chính các loại giấy tờ nhân thân
Mỗi người sinh ra đến khi trưởng thành, có nhiều loại giấy tờ gắn liền với nhân thân người đó, đồng thời để phân biệt giữa người này với người khác. Thông thường gồm những loại giấy tờ như: Giấy khai sinh; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng minh nhân dân; các loại bằng cấp, chứng chỉ... Nội dung những loại giấy tờ này thường bao gồm các dữ liệu: họ, tên, chữ đệm; giới tính; dân tộc; ngày, tháng, năm sinh; họ tên cha, mẹ; quê quán; nơi thường trú; quốc tịch. Đối với mỗi cá nhân, các loại giấy tờ phải thống nhất những dữ liệu về nhân thân mới được xem là hợp pháp.Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường hợp các loại giấy tờ của một người có nội dung không thống nhất với nhau. Có nhiều nguyên nhân như: người có trách nhiệm đi kê khai không đúng, cơ quan có thẩm quyền làm sai lệch, người thân hay cá nhân tự ý sửa chữa... Việc thiếu thống nhất về dữ liệu nhân thân ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người đó. Nhất là khi làm hồ sơ thi tuyển đại học, cao đẳng,...
Tuy nhiên, trong thực tế không ít trường hợp các loại giấy tờ của một người có nội dung không thống nhất với nhau. Có nhiều nguyên nhân như: người có trách nhiệm đi kê khai không đúng, cơ quan có thẩm quyền làm sai lệch, người thân hay cá nhân tự ý sửa chữa… Việc thiếu thống nhất về dữ liệu nhân thân ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người đó. Nhất là khi làm hồ sơ thi tuyển đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc các kỳ thi, xét tuyển công chức, viên chức. Thường thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không công nhận và không giải quyết các trường hợp họ, tên, tuổi, địa chỉ không trùng khớp, dẫn đến trễ hạn kỳ thi, xét tuyển. Đương sự phải tự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để cải chính, đính chính, sửa chữa những sai sót, không thống nhất đó. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề nêu trên không đơn giản, nhiều trường hợp phải liên hệ rất nhiều cơ quan, mất nhiều thời gian, chi phí.
Vậy, cần giải quyết vấn đề bất cập nêu trên như thế nào để bảo đảm đúng quy định của pháp luật? Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/NĐ-CP, ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với người đó”. Như vậy, nếu như khai sinh là đúng thì yêu cầu các loại giấy tờ khác phải thống nhất với các nội dung của giấy khai sinh. Trong trường hợp, sổ hộ khẩu; giấy chứng minh nhân dân không phù hợp nội dung của giấy khai sinh thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ điều chỉnh nội dung chưa phù hợp đó theo giấy khai sinh. Trường hợp các loại bằng cấp, chứng chỉ… có nội dung không phù hợp thì các cơ quan trong ngành giáo dục cấp các loại văn bằng, chứng chỉ đó có trách nhiệm điều chỉnh nội dung không phù hợp theo đúng nội dung của giấy khai sinh. Về nguyên tắc, cơ quan có thẩm quyền ký cấp các loại giấy tờ nào thì cơ quan đó có trách nhiệm điều chỉnh các loại giấy tờ đó. Trường hợp giấy khai sinh có sự sai lệch do nhầm lẫn hoặc đương sự muốn cải chính nội dung cho phù hợp, thì phải có căn cứ theo thực tế mới có cơ sở cải chính giấy khai sinh, theo đó UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Theo Nhandan
Ý kiến ()