Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 197/2012/TT-BTC quy định cụ thể cách thức thu phí, mức phí sử dụng đường bộ.Theo đó, từ ngày 1-1-2013, xe ô-tô, xe máy (trừ xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh, tang lễ, xe máy của hộ nghèo) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ. Mức phí đối với xe máy từ 50 đến 150 nghìn đồng/năm; với ô-tô, từ 130 nghìn đến 1,04 triệu đồng/tháng. Chủ xe ô-tô nộp phí tại cơ quan đăng kiểm khi đăng kiểm xe, chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn.Tôi thấy việc ban hành quy định thu phí sử dụng đường bộ là đúng đắn, cần thiết. Để bảo vệ và nâng cấp hạ tầng giao thông đất nước thì việc người dân cùng chung tay, góp sức với Nhà nước là rất nên làm. Tuy vậy, Thông tư 197 của Bộ Tài chính vẫn còn một số điểm cần cân nhắc, tính toán lại cho phù hợp.Vấn đề trước hết là phương thức thu phí qua đầu phương tiện chưa bảo đảm công bằng, bởi cùng một loại phương tiện,...
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 197/2012/TT-BTC quy định cụ thể cách thức thu phí, mức phí sử dụng đường bộ.
Theo đó, từ ngày 1-1-2013, xe ô-tô, xe máy (trừ xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh, tang lễ, xe máy của hộ nghèo) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ. Mức phí đối với xe máy từ 50 đến 150 nghìn đồng/năm; với ô-tô, từ 130 nghìn đến 1,04 triệu đồng/tháng. Chủ xe ô-tô nộp phí tại cơ quan đăng kiểm khi đăng kiểm xe, chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn.
Tôi thấy việc ban hành quy định thu phí sử dụng đường bộ là đúng đắn, cần thiết. Để bảo vệ và nâng cấp hạ tầng giao thông đất nước thì việc người dân cùng chung tay, góp sức với Nhà nước là rất nên làm. Tuy vậy, Thông tư 197 của Bộ Tài chính vẫn còn một số điểm cần cân nhắc, tính toán lại cho phù hợp.
Vấn đề trước hết là phương thức thu phí qua đầu phương tiện chưa bảo đảm công bằng, bởi cùng một loại phương tiện, nhưng xe không chạy cũng như xe chạy ít, xe chạy nhiều (xe không gây hư hỏng đường cũng như xe gây hư hỏng đường ít, xe gây hư hỏng đường nhiều), đều cùng phải đóng một mức phí như nhau. Với cách thu phí cào bằng này, thực chất đây là loại thuế đánh theo đầu phương tiện chứ không phải là một loại phí.
Quy định nộp phí theo năm hoặc theo chu kỳ đăng kiểm của xe cũng có phần bất cập. Với cách thức thu này, các doanh nghiệp, người dân sẽ trả phí trước, sử dụng dịch vụ sau số tiền tổng cộng cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. Với các doanh nghiệp vận tải, để bù đắp chi phí, các phương án tăng giá cước sẽ được tính đến, điều đó sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu khác, đời sống của người dân lại chịu thêm ảnh hưởng. Việc giao cho UBND cấp xã tổ chức thu phí đối với xe máy của tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong thời điểm hiện nay cũng không dễ thực hiện và khó thu đủ. Bởi chưa có chế tài phạt, cho nên phí này sẽ khó thu nếu người dân không tự giác nộp.
Bộ Tài chính có thể tìm giải pháp khác để thu hiệu quả, kiểm soát chặt và tạo ra sự đồng thuận. Thí dụ, thu phí sử dụng đường bộ qua xăng, dầu. Nếu làm như vậy, tránh được sự mất công bằng khi thu phí qua đầu phương tiện (xe dùng nhiều trả tiền nhiều, xe dùng ít trả tiền ít), tránh được việc thu phí theo năm hoặc theo chu kỳ đăng kiểm của xe, tránh được việc nộp phí tại UBND cấp xã, tiền thu phí cũng tập trung một đầu mối quản lý.
Trước tình hình kinh tế năm 2013 còn có thể khó khăn, thời điểm bắt đầu thu phí là giai đoạn cao điểm vận chuyển hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, phạm vi tác động và đối tượng chịu sự điều chỉnh của Thông tư khá rộng (khoảng 35 triệu xe máy và 1,5 triệu ô-tô), cho nên theo tôi, trước mắt cần có quy định tạm hoãn thực hiện thu phí tới thời điểm thích hợp hơn. Các bộ, ngành chức năng cũng cần nghiên cứu, chỉnh sửa lại một số nội dung Thông tư 197 cho phù hợp, bảo đảm công bằng, hiệu quả.
Theo Nhandan
Ý kiến ()