VCCI: 8,4% doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 và quý I/2012
Theo báo cáo mà Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình Thủ tướng thì có tới 4,3% các doanh nghiệp ngừng sản xuất và 4,1% doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 và quý I/2012.Báo cáo của VCCI cho thấy, trong quý I/2012 có khoảng 17% doanh nghiệp tạm dừng hoạt động; 4,4% doanh nghiệp giải thể là để tiến hành chuyển đổi ngành nghề; 4,7% là mua bán sáp nhập và 10,3% thành lập mới. Số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước ngừng hoạt động hoặc giải thể là 9,2% , trong khi thống kê đối với khối FDI chỉ là 2,6%.Mặc dù cho rằng việc giải thể của các doanh nghiệp là bình thường trong nền kinh tế (25-30% doanh nghiệp tại các nước phát triển giải thể trong 3 năm đầu) nhưng báo cáo của VCCI cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đang giải thể vì khó khăn.Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao và sức mua giảm mạnh. Trong khi đó, lượng hàng tồn kho lớn, tập trung ở một số ngành như...
Theo báo cáo mà Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình Thủ tướng thì có tới 4,3% các doanh nghiệp ngừng sản xuất và 4,1% doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 và quý I/2012.
Báo cáo của VCCI cho thấy, trong quý I/2012 có khoảng 17% doanh nghiệp tạm dừng hoạt động ; 4,4% doanh nghiệp giải thể là để tiến hành chuyển đổi ngành nghề ; 4,7% là mua bán sáp nhập và 10,3% thành lập mới. S ố các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước ngừng hoạt động hoặc giải thể là 9,2% , trong khi thống kê đối với khối FDI chỉ là 2,6%.
Mặc dù cho rằng việc giải thể của các doanh nghiệp là bình thường trong nền kinh tế (25-30% doanh nghiệp tại các nước phát triển giải thể trong 3 năm đầu) nhưng báo cáo của VCCI cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đang giải thể vì khó khăn.
Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao và sức mua giảm mạnh. Trong khi đó, lượng hàng tồn kho lớn, tập trung ở một số ngành như bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là trở ngại không nhỏ của nhiều doanh nghiệp.
Tại bản báo cáo về tình hình doanh nghiệp, VCCI cũng kiến nghị và đề xuất cơ quan chức năng phải rà xét, xác định rõ, trợ giúp kịp thời các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có tiềm năng và các dự án hiệu quả. Tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công, giải quyết đầu ra cho các ngành vật tư xây dựng và phụ tùng. Bên cạnh đó, giải pháp giảm 30-50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được tính tới.
Trước mắt, không áp dụng các loại phí mới như phí hạn chế phương tiện giao thông… Điều này sẽ tránh tăng chi phí dồn dập và kiểm soát chặt việc tăng chi phí đầu vào với doanh nghiệp, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu.
Về chính sách tiền tệ và tín dụng, VCCI đề nghị tiếp tục lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp. Theo phản ánh của các doanh nghiệp tới ngày 20/4, vẫn có khoảng 50% doanh nghiệp đang vay vốn mức lãi suất trên 18%. Trong khi đó, mức lãi suất mà khoảng 75% doanh nghiệp có thể chịu được là 15%.
VCCI cho rằng, cơ quan chức năng cần sớm thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về triển vọng năm 2012, VCCI cho biết 68,5% số doanh nghiệp cho biết sẽ có kể hoạch duy trì và mở rộng sản xuất trong khi 31,5% nói rằng sẽ thu hẹp mô hình, ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 4-5, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đang gấp rút chuẩn bị ban hành nghị quyết riêng về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng. Gói hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm tổng cộng 29.000 tỉ đồng để làm vốn sản xuất kinh doanh, làm ngân sách năm nay giảm thu khoảng 9.000 tỉ đồng.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()