LSO - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung nhiều người bàn luận các vấn đề xoay quanh vàng về giá cả, thương hiệu, mua bán, trao đổi…Các doanh nghiệp thì phân vân không biết xây dựng phương án kinh doanh như thế nào để phù hợp với chính sách mới. Người dân thì lo ngại không biết nên giữ “của” bằng vàng nữa hay không? Anh Nguyễn Đình Thanh, chủ tiệm vàng Kim Linh tại 160 Trần Đăng Ninh, cho biết: thời gian gần đây lượng khách hàng đến tiệm vàng của anh bán vàng tăng trội so với những tháng đầu năm. Hỏi ra thì được biết lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng đã tăng lên 12%/năm nên muốn bán vàng để gửi tiết kiệm. Hơn nữa, giá vàng cũng đang ở mức cao có thể bán được. Một số người khác lo ngại là trong thời gian tới sẽ không dùng vàng để giao dịch mua bán được nữa. Bản thân anh và các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố cũng gặp phải tình hình khó khăn. Trước đây tiệm...
LSO – Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung nhiều người bàn luận các vấn đề xoay quanh vàng về giá cả, thương hiệu, mua bán, trao đổi…Các doanh nghiệp thì phân vân không biết xây dựng phương án kinh doanh như thế nào để phù hợp với chính sách mới. Người dân thì lo ngại không biết nên giữ “của” bằng vàng nữa hay không?
Anh Nguyễn Đình Thanh, chủ tiệm vàng Kim Linh tại 160 Trần Đăng Ninh, cho biết: thời gian gần đây lượng khách hàng đến tiệm vàng của anh bán vàng tăng trội so với những tháng đầu năm. Hỏi ra thì được biết lãi suất huy động tiết kiệm của ngân hàng đã tăng lên 12%/năm nên muốn bán vàng để gửi tiết kiệm. Hơn nữa, giá vàng cũng đang ở mức cao có thể bán được. Một số người khác lo ngại là trong thời gian tới sẽ không dùng vàng để giao dịch mua bán được nữa. Bản thân anh và các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố cũng gặp phải tình hình khó khăn. Trước đây tiệm của anh có mua vàng SJC do ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phân phối, vừa qua anh có mang ra bán lại cho ngân hàng nhưng được ngân hàng yêu cầu mang xuống công ty SJC để dập lại bao bì, khi mang xuống lại được trả lời là phải để lại và đợi.Trường hợp như vậy không chỉ xảy ra với riêng tiệm của anh mà các cơ sở khác trên địa bàn thành phố cũng đã gặp phải. Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh của 32 cơ sở kinh doanh vàng trong cả tỉnh.
Chị Lương Thị Miến ở tại Ngõ 1 Đường Thành, phường Chi Lăng cho hay: vừa qua khi vàng ở giá 47 triệu đồng/cây, thấy được giá và cũng do chưa hiểu rõ về cơ chế quản lý vàng mới đã đem 10 cây vàng SJC ra bán tại tiệm vàng Hoàng Phương trên đường Trần Đăng Ninh. Do mua đã lâu và bảo quản không được tốt nên bao bì bị cũ rách mất 6 cây. Nhân viên bán hàng đã chiết khẩu 500 nghìn đồng/cây nên chị đã thiệt mất 3 triệu đồng.
Với tình trạng như trên, rõ ràng cả cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng cùng đang rất mông lung về cơ chế quản lý vàng hiện tại. Để ổn định tâm lý người kinh doanh và tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tổ chức đoàn thanh tra đến kiểm tra những ngân hàng có hoạt động kinh doanh, trao đổi vàng trên địa bàn như: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) về cơ sở vật chất, thủ tục mua bán, trao đổi vàng. Đồng thời, thực hiện kiểm tra và hướng dẫn cơ chế, chính sách để chủ tiệm hiểu thấu đáo. Từ đó các cơ sở có kế hoạch kinh doanh phù hợp và giải thích cho khách hàng khi khách hàng thắc mắc.
Thực tế thị trường vàng hiện nay có nhiều điểm bất ổn, trong đó có sự chênh lệch nhiều giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới. Vừa qua giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới đến 3 triệu đồng/cây; chênh 400 nghìn đồng/chỉ giữa vàng SJC và các thương hiệu khác… Giới chuyên gia nhận định rằng không nên đầu cơ vàng lúc này bởi rủi ro rất cao, Vào thời điểm hiện nay, người dân nên gửi tiết kiệm sẽ vẫn đảm bảo sinh lời mà tránh được rủi ro.
Ý kiến ()