Vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây tăng giá
Khách hàng mua sắm các sản phẩm điện máy ở Siêu thị Nguyễn Kim. Tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước chỉ tăng ở mức 1,09% so với tháng trước. Đây được coi là tín hiệu tích cực khi tháng 6 là tháng thứ hai liên tiếp CPI tăng chậm lại kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, CPI của sáu tháng qua vẫn tăng ở mức cao 13,29% và theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì trong sáu tháng cuối năm vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố đẩy CPI tăng cao.Nhìn lại diễn biến CPI trong sáu tháng qua có thể thấy, CPI đã tăng liên tục từ tháng 1 cho đến tháng 4 với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước (tháng 1 tăng 1,74%; tháng 2 tăng 2,09%; tháng 3 tăng 2,17% và tháng 4 tăng 3,32%). Thậm chí có tháng, CPI diễn biến trái với quy luật các năm trước đây. Năm 2011 là năm đầu tiên trong vòng 15 năm trở lại đây có CPI tháng 3 tăng cao hơn tháng 2. Ở các năm trước, giá cả tháng Tết Nguyên đán (thường vào tháng...
![]() |
Nhìn lại diễn biến CPI trong sáu tháng qua có thể thấy, CPI đã tăng liên tục từ tháng 1 cho đến tháng 4 với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước (tháng 1 tăng 1,74%; tháng 2 tăng 2,09%; tháng 3 tăng 2,17% và tháng 4 tăng 3,32%). Thậm chí có tháng, CPI diễn biến trái với quy luật các năm trước đây. Năm 2011 là năm đầu tiên trong vòng 15 năm trở lại đây có CPI tháng 3 tăng cao hơn tháng 2. Ở các năm trước, giá cả tháng Tết Nguyên đán (thường vào tháng 2) tăng cao nhất trong năm do nhu cầu tiêu dùng dịp Tết tăng mạnh, tháng sau đó, sức mua giảm kéo theo giá cả hạ nhiệt hoặc giảm nhẹ. Hay tháng 4 thường là tháng có mức tăng CPI thấp nhất trong năm, song CPI tháng 4 năm nay lại tăng cao nhất kể từ năm 1991 trở lại đây. Tuy nhiên, đến tháng 5, tốc độ tăng CPI đã chậm lại khi mức tăng của CPI trong tháng 5 là 2,21%, thấp hơn mức tăng CPI tháng 4 (3,32%) và tháng 6, CPI chỉ tăng ở mức 1,09%.
Vụ trưởng Thống kê giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng cho rằng: CPI trong bốn tháng đầu năm tăng liên tục với mức tăng trung bình hơn 1%/tháng nhưng hai tháng gần đây, CPI đã tăng chậm lại và đang theo xu hướng giảm dần. Theo quy luật hằng năm thì sang đến quý III, CPI sẽ dịu lại nhưng cũng không thể chủ quan bởi vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường như mưa bão, lũ lụt sẽ ảnh hưởng tới cung cầu hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, những nhóm hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Đồng thời, quy luật tiêu dùng thường có xu hướng tăng vào dịp cuối năm. Cùng với đó là việc thị trường thế giới vẫn đang trong quá trình hình thành mặt bằng giá cao hơn, sẽ tác động đến giá hàng hóa trong nước.
Theo TS Vũ Đình Ánh (Viện Kinh tế Tài chính), trong sáu tháng cuối năm, việc Nhà nước có thể điều chỉnh giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường sẽ là yếu tố gây áp lực tăng CPI. Nhìn lại CPI từ tháng 3 đến nay, rõ ràng tác động của việc tăng giá xăng, dầu đã khiến CPI của nhóm giao thông vận tải hay nhà ở, vật liệu xây dựng tăng đột biến, kéo theo CPI nói chung tăng. Tháng 3, CPI của nhóm giao thông vận tải đã bất ngờ tăng giá cao nhất với mức tăng 6,69% và sang đến tháng 4 vẫn tiếp tục là nhóm hàng hóa, dịch vụ có CPI tăng cao nhất 6,04%. Đến tháng 5, tháng 6, mức tăng CPI của những nhóm hàng này đã dịu lại (tháng 6, CPI của nhóm giao thông vận tải chỉ tăng nhẹ 0,39%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56%) và đến nay chỉ còn nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng ở mức cao. Vì vậy, TS Nguyễn Đình Ánh cho rằng, chính sách giá của Nhà nước rất quan trọng, cần cân nhắc cẩn trọng khi thực hiện việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp kiểm soát để ổn định giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Một điểm khác cần lưu ý là trong sáu tháng qua, chỉ số giá sản xuất tăng nhanh hơn mức tăng của CPI như chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp tăng 16,71%; chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 18,32%… sẽ đẩy vào CPI khiến CPI tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam gắn với mùa vụ. Theo quy luật các năm, quý III thường sức mua giảm, tổng cầu tăng chậm lại, đến quý IV, dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân thường tăng lên. Tiến độ giải ngân các dự án đầu tư được đẩy mạnh vào cuối năm, tiền đưa ra lưu thông nhiều sẽ khiến tổng cầu tăng. Tuy nhiên, năm nay có thể nằm ngoài quy luật, cầu tiêu dùng có khả năng thu hẹp, cầu đầu tư hiện cũng đang giảm do việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nhưng nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng trong những tháng cuối năm thì chắc chắn cầu đầu tư có thể tăng lên, đẩy giá cả tiêu dùng tăng lên.
Cùng chung quan điểm này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nhìn nhận, sáu tháng đầu năm, hai chỉ tiêu là dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán đều tăng ở mức thấp, nếu hai chỉ tiêu này tăng mạnh vào những tháng cuối năm thì nguy cơ CPI tăng còn cao hơn. Một trong những nguyên nhân khiến CPI tăng cao trong sáu tháng qua là do ảnh hưởng của việc tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng từ những năm trước, điển hình năm 2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 20,3% và dư nợ tín dụng tăng tới 43,6% cũng gây ảnh hưởng đến CPI năm nay. Do đó, chính sách tiền tệ cần tiếp tục thắt chặt một cách hợp lý, chứ không phải theo quan điểm bung ra như một số ý kiến hiện nay. Lịch sử sáu tháng cuối năm những năm gần đây cho thấy CPI tăng từ 1,22% đến 7,06%, vì vậy Tổng cục Thống kê dự báo sáu tháng cuối năm nay, CPI sẽ tăng từ 2,5% đến 3,9% và với mức tăng này, CPI cả năm 2011 có thể tăng 17% đến 18%. Nếu muốn giảm mức tăng này của CPI thì cần tiếp tục 'mạnh tay' thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiễn Thỏa nhận định, từ nay đến cuối năm áp lực lạm phát vẫn còn lớn do tình hình lạm phát ở nhiều nước tăng cao, giá thị trường thế giới vẫn không hạ nhiệt, thiên tai, dịch bệnh ở trong nước vẫn còn diễn biến phức tạp… Tuy nhiên, CPI giảm tốc độ tăng cao là xu hướng vận động chung trong những tháng cuối năm. Không kể đến nguyên nhân sâu xa thì nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra lạm phát cao trong năm nay được xác định là tổng cầu lớn hơn tổng cung. Vì vậy, những giải pháp đồng bộ mà Chính phủ đề ra tại Nghị quyết 11/NQ-CP mà trọng tâm là phải giảm mạnh tổng cầu của nền kinh tế là những giải pháp đúng. Trong sáu tháng cuối năm, phải kiên quyết thực hiện các giải pháp này, 'không được nao núng', nhất là chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm mạnh nhập siêu. Bên cạnh đó, không được để xảy ra thiếu hàng, sốt giá; kiểm soát mặt bằng giá thông qua các biện pháp kiểm soát giá độc quyền, các yếu tố hình thành giá, thúc đẩy cạnh tranh về giá; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, dịch vụ chi tiêu từ nguồn ngân sách Nhà nước…
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()