Vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cả nước còn 3 tỉnh là Quảng Ngãi, Thái Bình và Quảng Trị có dịch cúm gia cầm và tỉnh Nghệ An có dịch lở mồm long móng. Mặc dù tình hình dịch đang được khống chế nhưng Cục Thú y nhận định, nếu chủ quan dịch bệnh có thể bùng phát.Nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan ra diện rộng là rất cao (Ảnh minh họa: baoanhdatmui.vn)Cục Thú y cho biết, dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Quảng Ngãi, Thái Bình và Quảng Trị đã làm khoảng 3.500 con gia cầm mắc bệnh, trong đó có gần 1.000 con bị chết. Hiện tại các địa phương đã tiến hành áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định, số gia cầm nhiễm bệnh đã được tiêu hủy.Đối với dịchlở mồm long móng, đến thời điểm này, Nghệ An đã có 2 huyện là Hưng Nguyên và Tân Kỳ có dịch bùng phát, với tổng cộng 4 ổ dịch. Theo ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y, hiện đang là thời điểm bước vào mùa dịch mới, nhiều đàn gia...
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện cả nước còn 3 tỉnh là Quảng Ngãi, Thái Bình và Quảng Trị có dịch cúm gia cầm và tỉnh Nghệ An có dịch lở mồm long móng. Mặc dù tình hình dịch đang được khống chế nhưng Cục Thú y nhận định, nếu chủ quan dịch bệnh có thể bùng phát.
Nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan ra diện rộng là rất cao |
Cục Thú y cho biết, dịch cúm gia cầm xuất hiện tại Quảng Ngãi, Thái Bình và Quảng Trị đã làm khoảng 3.500 con gia cầm mắc bệnh, trong đó có gần 1.000 con bị chết. Hiện tại các địa phương đã tiến hành áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định, số gia cầm nhiễm bệnh đã được tiêu hủy.
Đối với dịch lở mồm long móng, đến thời điểm này, Nghệ An đã có 2 huyện là Hưng Nguyên và Tân Kỳ có dịch bùng phát, với tổng cộng 4 ổ dịch.
Theo ông Hoàng Văn Năm – Cục trưởng Cục Thú y, hiện đang là thời điểm bước vào mùa dịch mới, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch; tình trạng nhập lậu gia cầm có chiều hướng gia tăng khiến nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện, lây lan ra diện rộng là rất cao. Trong khi đó, vi-rút cúm gia cầm lưu hành tại miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã có biến đổi, hiện vẫn chưa có vắc -xin phù hợp.
Thứ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Diệp Kỉnh Tần cũng nhận định nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng là hiện hữu.
Để khống chế dịch bệnh, Cục Thú y đề nghị các địa phương cần tập trung đôn đốc thực hiện tốt Chỉ thị 365/CT-TTg về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định 1442/QĐ-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng mức đền bù gia súc, gia cầm chết do dịch cũng như nâng cao mức hỗ trợ cho người làm công tác thú y tại địa phương. Cụ thể, mức hỗ trợ mới là 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn, 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai và hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Các địa phương cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch như: khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, điểm giết mổ, vận chuyển, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, kiểm soát việc vận chuyển gia súc gia cầm, đặc biệt là từ ổ dịch đi các nơi…
Đồng thời, cần phân công cán bộ và tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát virus tại các địa bàn có nguy cơ cao nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để khi có ổ dịch cúm. Việc giám sát này cần tiến hành chặt chẽ hơn nữa trong thời điểm các địa phương khu vực phía Nam chuẩn bị tổ chức tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đợt 2/2011./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()