Theo dự báo của ngành chức năng, đến cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, khi lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông sẽ xuất hiện một đợt sâu, rầy hại mới. Vì vậy, ngay từ thời điểm này, cán bộ chuyên môn của huyện đã tích cức theo dõi, kiểm tra, thăm đồng, làm tốt công tác dự báo, dự tính về tình hình sâu bệnh hại để ra thông báo kịp thời, chính xác, giúp bà con phòng, trừ hiệu quả. Hiện ngành chức năng đang đang phối hợp với khuyến nông viên các xã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tích cực kiểm tra thăm đồng. Chỉ sau vài ngày khi sâu bướm xuất hiện nhiều trên đồng ruộng là sẽ có một đợt sâu non mới. Vì vậy, bà con cần chủ động, kịp thời mua thuốc về phun phòng trừ ngay giai đoạn sâu non mới nở, không để lây lan ra diện rộng. Ông Hoàng Văn Tòa, khuyến nông viên xã Xuân Mai cho biết: toàn xã gieo cấy được trên 110 ha lúa mùa. Hiện bà con đã làm xong cỏ đợt 1 và bón thúc cho lúa. Để bảo vệ mùa màng, các ban, các tổ chức đoàn thể xã và thôn bản đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân cách thức nhận biết các loại bệnh trên cây lúa, giúp bà con phát hiện kịp thời, chủ động phòng trừ. Vì vậy, mặc dù đầu tháng 8 xuất hiện một đợt sâu, rầy hại lúa trên diện rộng nhưng đã được bà con trong xã phát hiện kịp thời, chủ động mua thuốc về phun nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cũng như xã Xuân Mai, hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện Văn Quan đang tích cực chăm sóc đồng ruộng, chủ động theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời, hướng tới một vụ mùa thắng lợi.
LSO-Thời tiết diễn biến phức tạp, lúc nắng, lúc mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, phát triển hại cây trồng. Để bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân, trong những ngày này, các ban, ngành chức năng huyện Văn Quan đang tích cực theo dõi, điều tra dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh hại lúa mùa, từ đó kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân cách phòng trừ hiệu quả.
Nông dân xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan chuẩn bị phân bón cho cây trồng
Tính đến thời điểm này, huyện Văn Quan cơ bản đã cấy xong diện tích lúa mùa. Ngay từ thời điểm đầu vụ, công tác phòng, chống sâu bệnh hại lúa mùa đã được ngành chức năng đặc biệt quan tâm, phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động bà con làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, cày ải, làm đất kỹ nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Đến thời điểm bà con gieo mạ, cán bộ chuyên môn đã tích cực kiểm tra, kịp thời hướng dẫn người nông dân phun thuốc phòng trừ mầm bệnh trên những đám mạ. Hiện nay, lúa mùa sớm đang ở giai đoạn đứng cái, chuẩn bị làm đòng, lúa mùa muộn đang hồi xanh, đẻ nhánh. Bà Vi Thị Sin, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Văn Quan cho biết: Vào những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012, trên những trà lúa mùa sớm của huyện đã xuất hiện một đợt rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá hại. Ngay sau khi phát hiện, Trạm đã cử cán bộ phụ trách các xã tích cực kiểm tra, thăm đồng, hướng dẫn bà con cách phòng trừ. Trên những thửa ruông có mật độ sâu rầy cao, bà con đã chủ động mua thuốc về phun phòng trừ kịp thời nên đến nay, toàn bộ diện tích lúa mùa sớm, sâu bệnh đã được khống chế, lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Nhìn những trà lúa mùa phát triển xanh tốt, ít ai biết rằng chỉ cách đây hơn 10 ngày, toàn bộ diện tích 8 sào lúa mùa của gia đình chị Triệu Thị Dậu, xã Đại An đều xuất hiện sâu đục thân, rầy các loại hại. Trong đó, 4 sào lúa mùa cấy trên những chân ruộng một vụ xuất hiện mật độ sâu đục thân, rầy cao. Chị Dậu cho biết: ngay sau khi phát hiện có sâu, rầy các loại hại lúa, gia đình đã khẩn trương mua thuốc về phun phòng trừ, đến nay cơ bản sâu rầy đã được khống chế. Sau đó, gia đình đã tích cực chăm sóc, bón phân, làm cỏ nên đến nay, lúa đã hồi phục, sinh trưởng và phát triển tốt.
Theo dự báo của ngành chức năng, đến cuối tháng 8, đầu tháng 9/2012, khi lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông sẽ xuất hiện một đợt sâu, rầy hại mới. Vì vậy, ngay từ thời điểm này, cán bộ chuyên môn của huyện đã tích cức theo dõi, kiểm tra, thăm đồng, làm tốt công tác dự báo, dự tính về tình hình sâu bệnh hại để ra thông báo kịp thời, chính xác, giúp bà con phòng, trừ hiệu quả. Hiện ngành chức năng đang đang phối hợp với khuyến nông viên các xã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tích cực kiểm tra thăm đồng. Chỉ sau vài ngày khi sâu bướm xuất hiện nhiều trên đồng ruộng là sẽ có một đợt sâu non mới. Vì vậy, bà con cần chủ động, kịp thời mua thuốc về phun phòng trừ ngay giai đoạn sâu non mới nở, không để lây lan ra diện rộng. Ông Hoàng Văn Tòa, khuyến nông viên xã Xuân Mai cho biết: toàn xã gieo cấy được trên 110 ha lúa mùa. Hiện bà con đã làm xong cỏ đợt 1 và bón thúc cho lúa. Để bảo vệ mùa màng, các ban, các tổ chức đoàn thể xã và thôn bản đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân cách thức nhận biết các loại bệnh trên cây lúa, giúp bà con phát hiện kịp thời, chủ động phòng trừ. Vì vậy, mặc dù đầu tháng 8 xuất hiện một đợt sâu, rầy hại lúa trên diện rộng nhưng đã được bà con trong xã phát hiện kịp thời, chủ động mua thuốc về phun nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cũng như xã Xuân Mai, hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện Văn Quan đang tích cực chăm sóc đồng ruộng, chủ động theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời, hướng tới một vụ mùa thắng lợi.
Đức Anh
Ý kiến ()