LSO- Hiện nay, huyện Văn Quan có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 49,78% tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo trên 50% như: xã Đồng Giáp 76,23%, Việt Yên 83,8%, Trấn Ninh 83,21%, Hòa Bình hơn 86%... Với tỷ lệ hộ nghèo cao như vậy, nhiệm vụ giảm nghèo luôn được huyện chú trọng hàng đầu trong những năm qua. Năm 2011, các giải pháp giảm nghèo đã được tập trung thực hiện đồng bộ ngay từ đầu năm thông qua các chương trình vốn và chính sách hỗ trợ trên địa bàn. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở huyện Chi Lăng. Ảnh: LA NAMHuyện Văn Quan gồm có 24 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã vùng III, với hơn 13 nghìn hộ dân các dân tộc tày, nùng, kinh cùng sinh sống. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi điều kiện sản xuất phần lớn trông chờ vào thiên nhiên, giá cả hàng hóa nông sản bất ổn định. Đặc biệt, do mặt bằng chung về nhận thức còn thấp, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn đầu...
LSO- Hiện nay, huyện Văn Quan có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 49,78% tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo trên 50% như: xã Đồng Giáp 76,23%, Việt Yên 83,8%, Trấn Ninh 83,21%, Hòa Bình hơn 86%… Với tỷ lệ hộ nghèo cao như vậy, nhiệm vụ giảm nghèo luôn được huyện chú trọng hàng đầu trong những năm qua. Năm 2011, các giải pháp giảm nghèo đã được tập trung thực hiện đồng bộ ngay từ đầu năm thông qua các chương trình vốn và chính sách hỗ trợ trên địa bàn.
Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ở huyện Chi Lăng. Ảnh: LA NAM
Huyện Văn Quan gồm có 24 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã vùng III, với hơn 13 nghìn hộ dân các dân tộc tày, nùng, kinh cùng sinh sống. Đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi điều kiện sản xuất phần lớn trông chờ vào thiên nhiên, giá cả hàng hóa nông sản bất ổn định. Đặc biệt, do mặt bằng chung về nhận thức còn thấp, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn đầu tư… nên phát triển sản xuất còn nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo được 4,93% trong năm 2011, huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các xã, thị trấn. Theo đó, các xã, thị trấn xác định rõ tình trạng nghèo, nguyên nhân nghèo, thế mạnh kinh trên địa bàn để thực hiện giảm nghèo có trọng tâm và đạt hiệu quả. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ngay từ những tháng đầu năm, các địa phương đã khẩn trương rà soát các đối tượng thuộc diện hỗ trợ và tiến hành hỗ trợ kịp thời các chính sách cứu đói giáp hạt, hỗ trợ xây nhà hộ nghèo, hỗ trợ con em hộ nghèo đi học, các chính sách về chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế… Đến nay, huyện đã thực hiện chi trả cho 100% đối tượng thuộc diện được thụ hưởng theo, đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, đã hỗ trợ cho 662 hộ nghèo xây nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, hơn 1 tỷ đồng cho 1.616 học sinh nghèo, hỗ trợ đợt I hơn 1,6 tỷ đồng cho 27.592 nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg (hiện các xã đang triển khai hỗ trợ đợt II với nguồn kinh phí được bổ sung trên 780 triệu đồng)…
Mô hình chăn nuôi lợn thịt ở xã Tràng Phái, huyện Văn Quan
Đối với các dịch vụ phục vụ sản xuất, huyện đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, tổ chức các lớp tập huấn khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển sản xuất. Trong 10 tháng đầu năm nay, huyện đã tổ chức được trên 100 cuộc tuyên truyền, tập huấn về ứng dụng khoa học kĩ thuật, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và phổ biến các biện pháp về chăm sóc thú y cho đàn vật nuôi. Các lớp tập huấn, ứng dụng khoa học kĩ thuật đã được thực hiện sát với nhu cầu thực tế tại mỗi địa bàn xã, thị trấn, qua đó giúp người dân phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng ổn định, với tổng diện tích gieo trồng đạt trên 103% kế hoạch năm, trồng rừng được 979 ha… Cùng với đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho vay kịp thời các chương trình vốn, đặc biệt là chương trình vốn cho hộ nghèo, vốn giải quyết việc làm cho lao động và hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn. Trong triển khai cho vay, huyện ưu tiên đối với những hộ nghèo và hộ có nguy cơ tái nghèo do có trâu, bò bị chết rét, rủi ro trong phát triển sản xuất để người dân sớm khắc phục khó khăn. Tổng vốn ưu đãi đã giải ngân cho vay các chương trình trên địa bàn đến nay đạt trên 155 tỷ đồng, trong đó hơn 50% là vốn cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến trong phát triển sản xuất của người dân. Bên cạnh sản xuất gieo trồng, chăn nuôi, hơn 100 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gạch, ngói, chế biến nông sản, gỗ, dầu hồi… đã không ngừng được đầu tư và từng bước phát triển khá, góp phần tạo việc làm, tạo nguồn thu đáng kể cho người dân.
Các dịch vụ phục vụ sản xuất, chính sách hỗ trợ hộ nghèo và chương trình vốn cho vay ưu đãi được triển khai kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, giúp họ vượt qua những khó khăn, vươn lên xây dựng đời sống. Huyện Văn Quan tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn một cách hiệu quả.
Lâm Như
Ý kiến ()