Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, UBND huyện đã ra công điện về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh tai xanh trên địa bàn huyện. Theo đó, yêu cầu các xã đang có dịch thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp; tổ chức tuyên truyền về tính nguy hiểm, mức độ thiệt hại của dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với việc mua bán vận chuyển gia súc. Đối với các xã chưa có dịch, tiến hành giám sát tốt dịch bệnh, khi có dịch xảy ra cần báo ngay cho Trạm thú y để xử lý kịp thời; tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND huyện giao, tỉ lệ tiêm phòng phải đạt 80% trở lên;…các phòng ban, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
LSO-Ngay sau khi có Quyết định số 632/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố dịch tai xanh ở lợn tại 2 xã Bình Phúc và Xuân Mai, huyện Văn Quan kể từ ngày 25/5/2012, UBND huyện Văn Quan, các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và bà con nhân dân trong toàn huyện, đặc biệt, 2 xã xảy ra dịch bệnh tai xanh (bệnh hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp) ở lợn đã chủ động, khẩn trương thực hiện các biện pháp chống và dập dịch bệnh.
Chúng tôi có mặt tại xã Xuân Mai khi Ban chỉ đạo chống dịch tai xanh ở lợn của xã chuẩn bị xuống thôn kiểm tra tình hình dịch bệnh, ông Hoàng Văn Giang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh tai xanh ở lợn tại thôn Bản Dạ, ngày 29/5/2012, UBND xã đã họp khẩn để kiện toàn Ban chỉ đạo chống dịch; đã tiến hành thành lập 1 tổ phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột và sẽ thực hiện trong 3 ngày từ ngày 31/5; tổ chức họp thôn để tuyên truyền và thực hiện các biện pháp chống dịch từ ngày 30/5. Đến thời điểm ngày 30/5/2012, toàn xã có 10 con lợn bị bệnh, trong đó đã tiêu hủy 3 con, các con còn lại đang được cách ly và điều trị. Nhiều người dân trong xã đã chủ động phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại chăn nuôi của gia đình. Bà Mã Thị Bồng, thôn Bản Coóng cho biết, hiện gia đình đang nuôi 1 con lợn nái, 5 con lợn thịt (70 kg/con). Ngay sau khi biết thông tin dịch tai xanh ở lợn xảy ra ở thôn Bản Dạ, gia đình bà đã chủ động tăng cường phun thuốc tiêu độc khử trùng, mua vôi bột về rắc quanh nhà và khu vực chuồng trại chăn nuôi. Hiện, các biện pháp chống dịch được UBND xã cùng bà con khẩn trương tiếp tục triển khai thực hiện. Tại xã Bình Phúc, các biện pháp chống dịch cũng được UBND xã và người dân khẩn trương thực hiện. Ông Mạc Văn Thăng, Chủ tịch UBND xã Bình Phúc cho biết: dịch tai xanh ở lợn đã xảy ra ở 3 thôn của xã với 176 con bị bệnh. Đến thời điểm này (ngày 31/5/2012), UBND xã cũng đã tiến hành nhiều biện pháp chống dịch như: họp Ban chỉ đạo chống dịch của xã; họp thôn tuyên truyền các biện pháp chống dịch; thành lập 2 tổ phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột,… hiện đã tiến hành rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc khử trùng cho toàn bộ các thôn có dịch bệnh. Các thôn chưa xảy ra dịch bệnh, một số bà con cũng đã chủ động thực hiện phun thuốc tiêu độc và rắc vôi bột.
Theo ông Trần Văn Ngân, Phó Phòng NN&PTNT huyện cho biết: đến nay, dịch bệnh tai xanh ở lợn xảy ra tại 4 thôn của 2 xã Xuân Mai và Bình Phúc với tổng số con bị mắc là 186 con, đã tiêu hủy 11 con, còn lại đang được cách ly và điều trị. Trước tình hình trên, phòng NN phối hợp với trạm thú y huyện xuống cơ sở nắm tình hình, họp Ban chỉ đạo chống dịch của 2 xã trên, tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng, cấp thuốc, hướng dẫn các hộ có lợn bị nhiễm bệnh chăm sóc theo phác đồ điều trị của chuyên môn; đẩy mạnh tuyên truyền cho các hộ không được bán chạy lợn khi bị nhiễm bệnh, theo dõi khi phát hiện có lợn ốm phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn để điều trị hoặc tiêu hủy… Hiện, huyện nhập 1.800 kg vôi bột, đã cung ứng đến vùng có dịch 1.200 kg, thuốc sát trùng 600 lít, vác xin tiêm phòng dịch tai xanh là 3.000 liều.
Người dân thôn Bản Coóng, xã Xuân Mai chủ động
mua thuốc và vôi bột về phòng, chống dịch bệnh
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, UBND huyện đã ra công điện về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh tai xanh trên địa bàn huyện. Theo đó, yêu cầu các xã đang có dịch thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp; tổ chức tuyên truyền về tính nguy hiểm, mức độ thiệt hại của dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với việc mua bán vận chuyển gia súc. Đối với các xã chưa có dịch, tiến hành giám sát tốt dịch bệnh, khi có dịch xảy ra cần báo ngay cho Trạm thú y để xử lý kịp thời; tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch của UBND huyện giao, tỉ lệ tiêm phòng phải đạt 80% trở lên;…các phòng ban, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()