LSO-Năm 2010 là năm bản lề thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng là năm cuối thực hiện Dự án Văn phòng điện tử các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn (2008-2010). Với việc triển khai trên diện rộng tại các sở, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Dự án Văn phòng điện tử ở Lạng Sơn đã góp phần thúc đẩy CCHC theo hướng hiện đại, tạo nếp làm việc chuyên nghiệp.Ứng dụng CNTT tại Trung tâm tiếp nhận và kết quả TPLSTrong bối cảnh hội nhập, việc tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong xử lý công việc hàng ngày là điều tất yếu. Xuất phát từ thực tế đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định 2969/2008 phê duyệt Dự án Văn phòng điện tử các cơ quan quản lý nhà nước và giao cho Sở Thông tin-Truyền thông chịu trách nhiệm triển khai. Trong năm 2008, phần mềm văn phòng điện tử Eoffice đã được ứng dụng trong quản lý hành chính tại 4 đơn vị là Sở Kế hoạch...
LSO-Năm 2010 là năm bản lề thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001-2010 cũng là năm cuối thực hiện Dự án Văn phòng điện tử các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn (2008-2010). Với việc triển khai trên diện rộng tại các sở, ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Dự án Văn phòng điện tử ở Lạng Sơn đã góp phần thúc đẩy CCHC theo hướng hiện đại, tạo nếp làm việc chuyên nghiệp.
|
Ứng dụng CNTT tại Trung tâm tiếp nhận và kết quả TPLS |
Trong bối cảnh hội nhập, việc tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong xử lý công việc hàng ngày là điều tất yếu. Xuất phát từ thực tế đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định 2969/2008 phê duyệt Dự án Văn phòng điện tử các cơ quan quản lý nhà nước và giao cho Sở Thông tin-Truyền thông chịu trách nhiệm triển khai. Trong năm 2008, phần mềm văn phòng điện tử Eoffice đã được ứng dụng trong quản lý hành chính tại 4 đơn vị là Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Thông tin-Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thí điểm để triển khai ở các sở, ngành, các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
Với tính năng đa dạng như: gửi nhận mail, gửi thông báo trong cơ quan tới từng cá nhân hay tới nhóm phòng ban; hội thoại, nhắn tin, gửi file trực tiếp, trưng cầu ý kiến, gửi tin nhắn ra điện thoại di động, lên lịch làm việc, nhắc việc, giao việc, lưu địa chỉ, xử lý tạo duyệt các văn bản giấy tờ…. theo tất cả những chu trình tự định một cách mềm dẻo và tiện lợi, sau khi được triển khai thí điểm, phần mềm Eoffice đã khẳng định tính hiệu quả trong giải quyết công việc hàng ngày của cơ quan nhà nước. Mà trước hết là giải quyết hồ sơ hành chính và truyền văn bản giữa các bộ phận, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong năm 2008, 2009 và 2010, từ các nguồn vốn: ngân sách Nhà nước, vốn sự nghiệp CCHC, vốn sự nghiệp thông tin truyền thông…, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một loạt các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã triển khai văn phòng điện tử. Nhiều đơn vị sau khi triển khai phần mềm văn phòng điện tử đã nhanh chóng ban hành quy chế sử dụng như Sở Khoa học và Công nghệ, triển khai lắp đặt, áp dụng thử nghiệm phần mềm Eoffice tháng 5/2008 thì đến tháng 7/2008 đã ban hành Quy chế sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, mạng nội bộ và Internet (bao gồm cả quy định về sử dụng phần mềm Eoffice trong lưu trữ, xử lý văn bản đến và đi).
|
Sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong quản lý hành chính ở UBND thành phố Lạng Sơn |
Ông Vũ Đình Chuyền-Trưởng Phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông – cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai Dự án Văn phòng điện tử cho biết: Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 31 đơn vị bao gồm 19 sở, ngành, 11 huyện, thành phố và Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh thực hiện “văn phòng điện tử”. Tổng kinh phí cho việc triển khai dự án (từ tất cả các nguồn) là hơn 7 tỷ đồng. Nếu trước đây, tại phần lớn các cơ quan Nhà nước, việc điều hành, quản lý, giải quyết công việc đều được thực hiện một cách thủ công, ví như việc truyền văn bản được thực hiện bằng cách sao in và chuyển tay giữa các bộ phận, vừa tốn giấy mực, vừa mất thời gian thì nay, các thao tác này đều được hiện đại hóa, thực hiện trên máy. Nhờ đó, các đơn vị tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức mà công việc lại được giải quyết một cách hiệu quả, khoa học. Theo ông Phạm Tuấn Tú, Trưởng Phòng CCHC, Sở Nội vụ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC, trong đó có văn phòng điện tử một mặt làm thay đổi tư duy cũ, tạo thói quen làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, mặt khác cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cán bộ vì nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nắm chắc và sử dụng thành thạo các tính năng của văn phòng điện tử. Như vậy, triển khai văn phòng điện tử không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc thời đại công nghệ thông tin hiện nay.
Trong năm 2010, tỉnh Lạng Sơn đã tổng kết thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010, một trong những kết quả nổi bật được chỉ ra trong báo cáo tổng kết này chính là việc triển khai có hiệu quả văn phòng điện tử ở các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. Đây sẽ là cơ sở để Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào CCHC trong những năm tiếp theo để tiến tới một nền hành chính hiện đại.
Bảo Vy
Ý kiến ()