LSO-Có dịp trở lại xã vùng núi đá Vạn Linh, huyện Chi Lăng, một điều dễ nhận thấy là diện mạo của xã đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Đạt được kết quả nêu trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển KT-XH.Chị Dung chăm sóc đàn lợn của gia đìnhÔng Lý Văn Phong, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ năm 2000 trở về trước, đời sống của nhân dân xã Vạn Linh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do đất đai khô cằn, đường sá đi lại không thuận tiện, trình độ dân trí không đồng đều...Lúc đó, đất nông nghiệp thường xuyên bị bỏ hoang, người dân chỉ trồng được duy nhất 1 vụ mùa trong năm, năng suất thấp do bà con chưa biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, lại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên mặc dù...
LSO-Có dịp trở lại xã vùng núi đá Vạn Linh, huyện Chi Lăng, một điều dễ nhận thấy là diện mạo của xã đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Đạt được kết quả nêu trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong việc khắc phục những khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển KT-XH.
|
Chị Dung chăm sóc đàn lợn của gia đình |
Ông Lý Văn Phong, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ năm 2000 trở về trước, đời sống của nhân dân xã Vạn Linh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do đất đai khô cằn, đường sá đi lại không thuận tiện, trình độ dân trí không đồng đều…Lúc đó, đất nông nghiệp thường xuyên bị bỏ hoang, người dân chỉ trồng được duy nhất 1 vụ mùa trong năm, năng suất thấp do bà con chưa biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, lại hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên mặc dù là một xã thuần nông nhưng rất nhiều hộ dân phải mua gạo ăn, nhiều hộ nghèo thường xuyên bị thiếu đói giáp hạt. Trước thực tế trên, làm thế nào để khắc phục khó khăn, phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, giúp nhân dân cải thiện chất lượng cuộc sống luôn là điều mà cấp ủy, chính quyền địa phương trăn trở. Đảng bộ xã đã họp bàn, thảo luận, tìm giải pháp phát triển KT-XH địa phương. Chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con sử dụng giống mới, những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt. Thời gian đầu trồng ngô, tiếp đó là đỗ tương, lạc, rồi thuốc lá. Tất cả những loại cây này đều có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với đồng đất khô cằn của địa phương. Vậy là từ chỗ hầu như toàn bộ diện tích vụ xuân bị bỏ hoang đã dần được nâng lên thành diện tích trồng hai vụ. Đến nay, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã trồng được 2 vụ ăn chắc trong năm. Cùng với đó, việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất được đẩy mạnh nên năng suất, chất lượng cây trồng không ngừng được nâng lên.
Là vùng đất khô cằn, thường xuyên bị thiếu nước trong sản xuất nên thường vào thời điểm tháng 8 âm lịch, khi mà những trà lúa mùa (vụ lúa duy nhất trong năm) đang trổ bông rất cần nước thì bị hạn, vì vậy, rất nhiều diện tích lúa bị mất mùa hoặc cho năng suất thấp. Cấp ủy, chính quyền xã đã tổ chức khảo sát và nhận thấy, tuy trên bề mặt đất khô cằn, nhưng sâu dưới lòng đất chừng 5-6m nguồn nước ngầm lại tương đối dồi dào. Xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con đào giếng ngay cạnh thửa ruộng để lấy nước tưới cho cây trồng. Vậy là từ một chiếc giếng đầu tiên phát huy hiệu quả trong phòng chống hạn, đến nay, 50% số hộ đều đào giếng ngay cạnh đồng ruộng để lấy nước tưới tiêu. Toàn xã hiện có trên 600 chiếc giếng như vậy đang phát huy hiệu quả rất thiết thực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng năng suất lúa từ 39 tạ/ha năm 2005 đến nay lên 45 tạ/ha; năng suất ngô từ 45 tạ/ha năm 2005 đến nay lên 54 tạ/ha, đảm bảo được về an ninh lương thực.
Khi đã dần khắc phục được khó khăn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã không ngừng được cải thiện. Có dịp đến tham quan mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Dung, thôn Phố Cũ – một trong rất nhiều hộ điển hình nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế. Chị Dung cho biết: Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời, được tạo điều kiện giúp đỡ về vốn, kiến thức, KHKT nên mô hình kinh tế tổng hợp trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình ngày càng phát triển. Hàng năm gia đình đều đạt mức thu nhập trên 100 triệu đồng, xây dựng được nhà cửa khang trang, cuộc sống ổn định.
Nhờ có hướng đi đúng đắn, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả trong phát triển KT-XH, diện mạo xã Vạn Linh đã có sự đổi thay rõ rệt với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 13-14%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7.000.000/người/năm; 80% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 16/17 thôn bản đường sá đi lại thuận tiện; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước hợp vệ sinh…
Đức Anh
Ý kiến ()