Văn Lãng: Tín dụng vốn ưu đãi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
LSO - Bà Chu Yến Lâm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cho biết: Tân Mỹ là một xã biên giới, có 9/18 thôn dọc theo quốc lộ 4A, nên người dân có điều kiện để phát triển sản xuất và kinh doanh các dịch vụ. Tuy nhiên, những năm trước đây, sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ. Một phần nguyên nhân là người dân thiếu vốn đầu tư. Người dân làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Tân Mỹ, Văn LãngBắt đầu từ khoảng năm 2006 trở lại đây, phong trào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã trở nên sôi nổi hẳn bởi, người dân được tạo điều kiện sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ với lãi suất thấp, trả nợ dần hàng tháng. Hiện nay, dư nợ của riêng Hội phụ nữ xã quản lý là 5,3 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay chương trình hộ sản xuất, kinh doanh và hộ nghèo. Nguồn vốn đang được 9 tổ tiết kiệm và vay vốn trực tiếp theo dõi, quản lý với 222 hộ đang sử dụng vốn. Các hội viên vay...
LSO – Bà Chu Yến Lâm, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cho biết: Tân Mỹ là một xã biên giới, có 9/18 thôn dọc theo quốc lộ 4A, nên người dân có điều kiện để phát triển sản xuất và kinh doanh các dịch vụ. Tuy nhiên, những năm trước đây, sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ. Một phần nguyên nhân là người dân thiếu vốn đầu tư.
Người dân làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Tân Mỹ, Văn Lãng
Bắt đầu từ khoảng năm 2006 trở lại đây, phong trào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã trở nên sôi nổi hẳn bởi, người dân được tạo điều kiện sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ với lãi suất thấp, trả nợ dần hàng tháng. Hiện nay, dư nợ của riêng Hội phụ nữ xã quản lý là 5,3 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay chương trình hộ sản xuất, kinh doanh và hộ nghèo. Nguồn vốn đang được 9 tổ tiết kiệm và vay vốn trực tiếp theo dõi, quản lý với 222 hộ đang sử dụng vốn. Các hội viên vay vốn đều biết cách ứng dụng nguồn vốn vào sản xuất phù hợp với kiến thức, kĩ thuật, điều kiện đất đai, lợi thế của thôn, bản mình. Các cơ sở kinh doanh hàng tạp hoá, dịch vụ phân bón, thức ăn chăn nuôi, xay xát phục vụ nông, lâm nghiệp, dịch vụ ăn uống tập trung nhiều ở các thôn Cốc Nam, Khơi Đa, Ma Mèo… Hầu hết các thôn còn lại phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng rừng cho nguồn thu nhập khá ổn định. Có những mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, ươm giống cây… cho nguồn thu 70- 80 triệu đồng/năm như: hộ Lý Thị Điềm, thôn Khun Lỳ, hộ Nông Ký Lường thôn Nà Lẹng… Cùng với số hộ khá giả tăng, hộ hội viên phụ nữ nghèo giảm chỉ còn 78 hộ trong tổng số hơn 1 nghìn hội viên. Ông Hoàng Văn Điềm, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Khun Lùng do Hội nông dân xã quản lý cũng cho biết, có nhiều tổ viên phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo từ sử dụng nguồn vốn vay như Triệu Văn Lan, Triệu Văn Dũng, Nguyễn Thị Lân…
Theo ông Nguyễn Thế Quyền, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Văn Lãng, tính đến thời điểm này, tổng dư nợ các chương trình vốn trên địa bàn huyện đạt gần 130 tỷ đồng, với 6.422 hộ dân đang dư nợ, trong đó dư nợ chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn 42,7 tỷ đồng, hộ nghèo vay sản xuất, kinh doanh 63,5 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay mới hai chương trình này là 29,8 tỷ đồng/tổng doanh số giải ngân toàn huyện 34,2 tỷ đồng. Người dân đã phát huy hiệu quả nguồn vốn gắn với thế mạnh mỗi địa phương: trồng cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp… Bên cạnh thực hiện bình xét dân chủ, công khai, cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của người dân, phòng giao dịch huyện phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội nhận uỷ thác vốn và chính quyền cơ sở kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn. Qua đó, đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn trên địa bàn huyện, doanh số thu nợ đạt khá, được 19,34 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ còn chủ yếu là nợ chương trình xuất khẩu lao động.
Bài ảnh: Lâm Giang
Ý kiến ()