LSO-Huyện Văn Lãng hiện có trên 51.000 nhân khẩu, với 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng sinh sống tại 20 xã, thị trấn. Thời gian qua, việc đầu tư hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm, trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thi công đường Pác Luống - Tân Thanh trên địa bàn huyện Văn Lãng - Ảnh: Công QuânÔng Hà Phan Huy, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Lãng cho biết: trên địa bàn huyện có 5 xã biên giới, đồng thời hiện nay vẫn còn 5 xã và 7 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng này không chỉ giúp người dân địa phương có điều kiện phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Theo đó, các công trình được ưu tiên xây dựng là nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống công trình nước sinh hoạt tập trung… Qua...
LSO-Huyện Văn Lãng hiện có trên 51.000 nhân khẩu, với 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng sinh sống tại 20 xã, thị trấn. Thời gian qua, việc đầu tư hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm, trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Thi công đường Pác Luống – Tân Thanh trên địa bàn huyện Văn Lãng – Ảnh: Công Quân
Ông Hà Phan Huy, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Lãng cho biết: trên địa bàn huyện có 5 xã biên giới, đồng thời hiện nay vẫn còn 5 xã và 7 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những vùng này không chỉ giúp người dân địa phương có điều kiện phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị quan trọng. Theo đó, các công trình được ưu tiên xây dựng là nhà văn hóa, đường giao thông, hệ thống công trình nước sinh hoạt tập trung… Qua sự giới thiệu của ông Huy, chúng tôi đã đến tìm hiểu thực tế công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Lù Thẳm, xã Hoàng Việt. Đây là công trình thuộc Chương trình 134 kéo dài, được xây dựng cùng thời điểm với công trình ở thôn Kéo Phẩư với tổng số vốn đầu tư là trên 850 triệu đồng, trong đó, nhân dân địa phương đóng góp trên 73 triệu đồng. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 7/2012, bàn giao ngày 15/10/2012, gồm 1 bể lọc đầu nguồn và 6 bể chứa tại 5 xóm, nước được dẫn từ khe Slọ Xà về. Công trình được đưa vào sử dụng đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt của bà con. Anh Nguyễn Văn Đỉnh, Trưởng thôn Lù Thẳm chia sẻ: trước đó, ở đây rất khó khăn về nước sinh hoạt, đa số người dân địa phương đào giếng cạnh dòng suối Nà Làu thì mới có nước dùng. Tuy nhiên, cách khắc phục đó cũng có những khó khăn nhất định, chẳng hạn mùa khô lượng nước rất hạn chế, chưa kể đến việc người dân phải gánh nước xa nhà. Nay có hệ thống nước tự chảy về nhà, người dân rất vui mừng, phấn khởi, yên tâm hơn trong lao động, sản xuất… Chị Nông Thị Huyền, một người dân trong thôn thì vui mừng: có bể chứa trên cao, chỉ cần lắp ống dẫn là nước tự chảy về, chúng tôi không phải gánh vất vả như trước nữa, giờ đây chỉ lo sao cho mùa màng bội thu thôi…
Bên cạnh đầu tư xây dựng công trình nước sạch, từ đầu năm 2012 đến nay, Phòng Dân tộc huyện Văn Lãng đã giải ngân hơn 4 tỷ đồng (vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn III) để đầu tư xây dựng 12 công trình giao thông, nhà văn hóa tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn như thôn Đông Trang, Phiêng Liệt, Khuổi Toọc, Co Tào (xã Hội Hoan), thôn Nà Phân, Còn Slung (xã Thanh Long); các xã Nhạc Kỳ, Hồng Thái, Trùng Khánh…. Đó chỉ là số ít trong tổng số 50 hạng mục công trình thực hiện theo các chính sách dân tộc trên địa bàn từ đầu năm 2012 đến nay. Tính đến ngày 22/10/2012, trong số này có trên 30 công trình đã hoàn thành, hơn 10 công trình đang thi công. Ngoài các công trình thuộc chương trình 135, huyện Văn Lãng cũng tích cực triển khai xây dựng các công trình, hạng mục thuộc Dự án Tái định cư biên giới bản Nà Tồng, xã Trùng Khánh; hỗ trợ bảo vệ cột mốc và an ninh chủ quyền tại 5 xã biên giới (theo Chương trình 120)… Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được huyện tổ chức kiểm tra, giám sát ở từng khâu theo đúng trình tự quy định.
Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Lãng cho biết thêm: thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là xây dựng các cơ sở hạ tầng ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số khó khăn như tác phong làm việc của chính quyền một số xã còn thiếu chủ động, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Thời gian tới, Phòng sẽ tăng cường chỉ đạo các xã, các chủ đầu tư tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các công trình thuộc nguồn vốn, đảm bảo quy trình, chất lượng, tiến độ đề ra…
Hoàng Huấn
Ý kiến ()