LSO-Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đàn trâu bò. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống đói, rét cho đàn trâu bò, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, Văn Lãng cũng đã triển khai thực hiện các kế hoạch về chăm sóc bảo vệ đàn trâu bò nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Các gia đình trên địa bàn huyện Văn Lãng quây chuồng trại và chuẩn bị rơm cho trâu bòĐối với người nông dân, từ xưa đến nay con trâu được coi là đầu cơ nghiệp, nó càng có giá trị to lớn hơn đối với nông nghiệp của một tỉnh miền núi như Lạng Sơn khi mà việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất ở một số địa phương còn hạn chế. Chính vì vậy, việc bảo vệ trâu bò luôn được quan tâm chỉ đạo từ các cấp, các ngành và sự quan tâm đặc biệt của nhiều gia đình có trâu, bò. Tuy nhiên, do diễn biến xấu...
LSO-Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đàn trâu bò. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống đói, rét cho đàn trâu bò, cùng với các địa phương khác trong tỉnh, Văn Lãng cũng đã triển khai thực hiện các kế hoạch về chăm sóc bảo vệ đàn trâu bò nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân.
Các gia đình trên địa bàn huyện Văn Lãng quây chuồng trại và chuẩn bị rơm cho trâu bò
Đối với người nông dân, từ xưa đến nay con trâu được coi là đầu cơ nghiệp, nó càng có giá trị to lớn hơn đối với nông nghiệp của một tỉnh miền núi như Lạng Sơn khi mà việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất ở một số địa phương còn hạn chế. Chính vì vậy, việc bảo vệ trâu bò luôn được quan tâm chỉ đạo từ các cấp, các ngành và sự quan tâm đặc biệt của nhiều gia đình có trâu, bò. Tuy nhiên, do diễn biến xấu của thời tiết cộng với việc chăm sóc bảo vệ đàn trâu, bò của người dân còn nhiều chủ quan dẫn đến việc hàng năm số lượng trâu bò chết rét vẫn nhiều. Đơn cử như, vụ đông xuân 2010-2011, toàn huyện có 2.011 con trâu và 202 con bò bị chết trong tổng số đàn trâu của huyện tính đến hết năm 2010 là 13.695 con. Như vậy chỉ qua con số thống kê từ vụ đông xuân năm trước có thể thấy thiệt hại đối với đàn trâu bò là không nhỏ. Gia đình ông Liên, thôn Tà Lài, xã Tân Mỹ là một trong những gia đình có 2 con nghé bị chết năm ngoái. Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến việc nghé chết, ông Liên nói: mặc dù chuồng trại cũng che chắn rồi nhưng trời rét quá, hơn nữa vào những ngày rét việc chăm sóc cũng không được tốt, việc làm ấm chuồng trại không thường xuyên, dự trữ thức ăn còn ít…
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay khi bắt đầu vào mùa đông năm nay, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân cách phòng, chống đói rét cho đàn trâu bò. Ông Đinh Long Xuyên, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: phòng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn người dân chăm sóc và bảo vệ đàn trâu bò bằng nhiều biện pháp như: chuồng trại phải đủ diện tích nuôi nhốt, nền chuồng khô ráo, tránh gió lùa và đặc biệt vệ sinh chuồng trại; chủ động nguồn thức ăn thô xanh như cỏ, rơm, thân cây ngô đã thu hoạch; quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, không thả rông ở ngoài đồng hay trong rừng qua đêm; không cho trâu bò nghỉ làm việc khi thời tiết rét kèm theo mưa… Bên cạnh đó, công tác thú y được coi trọng như triển khai tiêm các loại vắc xin phòng dịch bệnh vào mùa đông, kiểm tra việc giết mổ và tuyên truyền trực tiếp đến từng thôn, bản để người đứng đầu thôn và người dân có sự phối hợp chặt chẽ trong phát hiện, báo cáo cấp trên và xử lý kịp thời nhằm tránh xảy ra dịch bệnh.
Phòng Văn hóa-thông tin phối hợp với Đài truyền thanh truyền hình dành nhiều thời lượng tuyên truyền phổ biến kiến thức về các biện pháp chống đói rét cho trâu bò bằng nhiều hình thức như thông qua các chuyên mục, mô hình, tấm gương cụ thể…Ông Hoàng Ngọc Thạch, thôn Nà Tềnh, xã Hoàng Việt là người không chỉ nuôi trâu lấy sức kéo mà còn thường xuyên mua bán, trao đổi trâu, do đó đối với ông, việc phòng chống đói rét cho trâu bò được đặc biệt chú trọng. Ông cho biết: nắm bắt được các phương pháp phòng chống đói rét cho trâu bò qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như cán bộ thú y, cán bộ xã cho nên năm nào trâu của ông cũng rất khỏe mạnh chống chọi qua mùa đông. Từ đó cho thấy, nếu người dân được tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp cụ thể và triển khai thực hiện nghiêm túc, chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tốt, bảo vệ được đàn trâu bò- tài sản quý giá của người nông dân qua mùa đông khắc nghiệt, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế địa phương.
Đình Quyết
Ý kiến ()