Hiện nay, Ngân hàng không chỉ tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng vốn trong dân, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ tiết kiệm và vay vốn, mà còn đặc biệt quan tâm công tác phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, chính quyền địa phương tuyên truyền lồng ghép các chương trình vốn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Có như vậy, hiệu quả sử dụng vốn mới cao, về lâu về dài, công tác thu nợ, thu lãi mới được đảm bảo.
LSO-Trong những năm qua, Văn Lãng luôn là một trong những huyện triển khai, thực hiện tốt các chương trình tín dụng vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Không ngừng phát huy kết quả đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tập trung tuyên truyền, đôn đốc thu nợ, thu lãi trong những tháng cuối năm. Qua đó, đảm bảo nguồn vốn cho vay quay vòng, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất cho người dân nghèo.
|
Nông dân xã An Hùng – Văn Lãng sử dụng vốn vay phát triển chăn nuôi lợn |
Hiện nay tổng dư nợ 9 chương trình tín dụng vốn trên địa bàn huyện hơn 105 tỷ đồng, với gần 8 nghìn hộ dân đang sử dụng vốn. Để các chương trình tín dụng có chất lượng thực sự, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách huyện đã không ngừng tuyên truyền, giải ngân cho vay đúng đối tượng, kịp thời đưa vốn đến người dân. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, công tác phối kết hợp kiểm tra, giám sát luôn được quan tâm, nên vốn luôn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong những năm qua, nguồn vốn đã được đầu tư mua các trang thiết bị máy móc, vật tư phân bón, giống cây trồng, vật nuôi… phục vụ đắc lực cho sản xuất. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được mở rộng, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của người dân.
Theo lãnh đạo phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho biết: Từ đầu năm 2011 đến nay, phòng giao dịch đã giải ngân cho vay trên 15 tỷ đồng, trong đó có hơn 4 tỷ đồng là vốn thu hồi được từ các chương trình đã cho vay. Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành kế hoạch giải ngân các chương trình tín dụng vốn, chỉ còn 2 tỷ đồng vốn của chương trình học sinh, sinh viên chờ đầu năm học mới giải ngân. Toàn huyện có 4.023 hộ nghèo, nhưng hiện mới có khoảng 3 nghìn hộ được vay vốn.
Ngoài ra, nhu cầu vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cũng nhiều, hiện có nhiều hồ sơ xin vay mà chưa có vốn để giải ngân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đang đề nghị xin thêm vốn 5,5 tỷ đồng, trong đó hộ nghèo 3 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh 2 tỷ đồng và nhà ở 500 triệu đồng. Để có nguồn vốn cho vay mới, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn, bên cạnh giải pháp xin cấp thêm vốn, Ngân hàng đang tập trung công tác đôn đốc thu nợ, thu lãi đến kì hạn và giải ngân ngay nguồn vốn khi thu hồi được.
Đến nay, các xã, thị trấn cơ bản hoàn thành tốt công tác thu nợ thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở. Các khoản nợ đến hạn được xử lý kịp thời, nợ quá hạn thấp, chỉ 164 triệu đồng. Tuy nhiên, huyện còn 5 xã vùng III, đường giao thông đi lại khó khăn, đời sống người dân thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nên trong những tháng giáp hạt nhiều hộ dân nợ lãi suất, đến nay lãi tồn còn khoảng 600 triệu đồng.
Hiện nay, Ngân hàng không chỉ tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng vốn trong dân, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ tiết kiệm và vay vốn, mà còn đặc biệt quan tâm công tác phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, chính quyền địa phương tuyên truyền lồng ghép các chương trình vốn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Có như vậy, hiệu quả sử dụng vốn mới cao, về lâu về dài, công tác thu nợ, thu lãi mới được đảm bảo.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, Ngân hàng đang đẩy mạnh công tác kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đối với những đối tượng sử dụng vốn sai mục đích kiên quyết thu hồi ngay. Theo đó, việc rà soát các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi suất được tăng cường và thực hiện đồng bộ ở các địa phương. Qua đó, phấn đấu thực hiện tốt công tác thu hồi vốn đến hạn và thu lãi trong những tháng cuối năm, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay quay vòng trong phát triển sản xuất của người dân.
Lâm Như
Ý kiến ()