Ngày 28/4, Thứ trưởng Quốc phòng của 9 nước thành viên ASEAN đã có mặt ở Hà Nội, cùng với Việt Nam thảo luận chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5 tại Hà Nội.
Chương trình nghị sự
Vấn đề gì sẽ được đặt lên bàn những vị tướng lĩnh đầy quyền lực của các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM)? Và nước chủ nhà Việt Nam muốn thúc đẩy ASEAN hợp tác quốc phòng như thế nào, để đưa tổ chức này “từ tầm nhìn đên hành động”?
Đại tá Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng Việt Nam cho hay, nhiệm vụ ADSOM là xem xét tất cả các vấn đề của Hội nghị nhóm làm việc đã khuyến nghị và trình lên ADSOM, thông qua lần cuối cùng để báo cáo Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN quyết định.
Cụ thể, hội nghị sẽ xem xét và thảo luận về Hội nghị ADMM gồm hai tài liệu ADMM : Cơ cấu và thành phần và ADMM : Thể thức và thủ tục. Nói cách khác, các bên sẽ thảo luận Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng cộng với bao nhiêu nước và những nước nào cụ thể, cũng như quy trình và thủ tục tổ chức ADMM trong tương lai, thảo luận vấn đề gì giữa ASEAN và các đối tác.
tle=”” alt=”” src=”http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/260410ncv.jpg”> Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người sẽ chủ trì ADSOM. Ảnh: website Hội nghị Quốc phòng ASEAN |
Cả hai tài liệu này đã được Hội nghị nhóm làm việc họp từ 31/3 đến 3/4 thảo luận và nhất trí.
Theo đó, các nước nhất trí ủng hộ Việt Nam tổ chức ADMM đầu tiên vào 2010; ủng hộ cơ cấu ADMM 8 do Việt Nam đưa ra, với các đối tác: Australia, Niu Dilan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn, Nga, Trung Quốc và Mỹ và thống nhất sau khi ADMM đồng thuận tổ chức ADMM thì nước chủ nhà có trách nhiệm mời, các đối tác không phải viết đơn xin tham gia.
Tuy nhiên, “ đó mới chỉ là quan điểm của cấp chuyên viên“, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế Bộ Quốc phòng, người chủ trì phiên họp nhóm làm việc cho
hay. “ Hội nghị ADSOM lần này sẽ xem xét tất cả các vấn đề này, tuy chưa là cấp quyết định, nhưng là cấp xem xét cuối cùng để trình lên cấp Bộ trưởng”.
Cùng với vấn đề “cộng”, ADSOM sẽ xây dựng chương trình nghị sự cho Bộ trưởng các nước ASEAN. Các quan chức ASEAN sẽ xem xét tất cả các sáng kiến các nước đề xuất: Sáng kiến của Indonesia trong việc sử dụng các nguồn lực quân sự trong tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai; Sáng kiến của Thái Lan về hợp tác các tổ chức phi chính phủ và quân sự trong đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống; Sáng kiến của Malaysia về hợp tác công nghiệp quốc phòng.
Trong ngày làm việc 28/4, các nước có sáng kiến sẽ có thời gian để báo cáo tóm tắt về kết quả họ đã tổ chức hội thảo và đối thoại thời gian qua, đề xuất các chủ trương, biện pháp cụ thể với các bước đi trong tương lai.
Đồng thời, các lãnh đạo quốc phòng ASEAN cũng xem xét tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.
“Là chủ nhà, Việt Nam đã đưa ra bản dự thảo và được Hội nghị nhóm làm việc quan chức cấp cao thông qua. Nhưng họ cần thời gian để suy nghĩ để phù hợp với lợi ích chung và của mỗi quốc gia, các nước đã mang bản dự thảo về nghiên cứu, xem xét thêm”, Đại tá Vũ Tiến Trọng cho hay.
“ Đến nay, Việt Nam đã nhận được phản hồi từ ba nước: Singapore, Thái Lan và Indonesia. Nhìn chung các nước cơ bản nhất trí, không có khác biệt lớn”,ông Trọng nói .
ADMM với tiến trình cộng
Nhìn chương trình nghị sự của các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN, vấn đề cơ bản nhất là quá trình “cộng” (mở rộng cho sự tham gia của các đối tác của ASEAN) của Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng.
Đại tá Vũ Tiến Trọng. Ảnh: website Hội nghị Quốc phòng ASEAN |
Không phải đợi đến các hội nghị về quốc phòng an ninh, vấn đề này mới được đưa ra thảo luận. Điểm 12, tuyên bố chung kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 9/4/2010 nêu rõ: “ ADMM mở rộng sẽ giúp tăng cường sự hợp tác hiện có về an ninh và quốc phòng ở khu vực giữa ASEAN và các đối tác, phù hợp với tính chất mở, linh hoạt và hướng ra bên ngoài của ADMM. Theo đó, chúng tôi đồng ý về việc tổ chức ADMM 8 định kỳ và giao cho các Bộ trưởng Quốc phòng bảo đảm sớm thực hiện việc này”.
Như vậy, ở cấp lãnh đạo cao nhất, cơ cấu cộng 8 thực chất cũng đã được thông qua. Ông Trọng cho hay, trong 10 đối tác của ASEAN, chỉ có EU và Canada là chưa cộng.
Việc cộng 8 giúp đảm bảo được các tiêu chí và mụch đích cộng của ASEAN, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Quốc phòng cho hay.
Cụ thể, các đối tác phải đảm bảo 3 tiêu chí để cộng: là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN; phải có quan hệ thực chất về quốc phòng với ASEAN; và có khả năng hỗ trợ, giúp đỡ ASEAN đối phó có hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Hiện nay, EU và Canada chưa phải là thành viên của Hiệp ước Thân thiện và hợp tác TAC.
Ban đầu, Brunei là quốc gia duy nhất mong muốn thực hiện cộng 10, bởi EU và Canada đều là đối tác quốc phòng thân thiết của nước này. Tại phiên họp nhóm làm việc, sau khi thảo luận, ASEAN đã tìm được đồng thuận trong cơ cấu cộng, để giữ “vai trò trung tâm của ASEAN”.
Đương nhiên, quyết định là ở cấp Bộ trưởng, thế nhưng, như ông Trọng nói, “ các nước thấy tiến trình cộng không thể đảo ngược, vì đó là nhu cầu, là xu thế khách quan“.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhiều lần nhấn mạnh: Cơ chế này sẽ làm cho việc hợp tác về quốc phòng của ASEAN trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, gắn kết sức mạnh cả trong và ngoài khu vực nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
“ Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc để ASEAN thể hiện sự đoàn kết và đồng thuận. Một khi ASEAN đồng thuận, mọi vấn đề của tiến trình cộng sẽ được quyết định dễ dàng“, ông Trọng nói.
Luật chơi của ASEAN
Vị đại tá này cũng nói thêm, “ Cộng thêm không đồng nghĩa với việc thay thế cơ chế Diễn đàn an ninh khu vực ARF mà là sự bổ sung”.
ARF là diễn đàn nhằm trao đổi, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và bàn các phương cách để giải quyết các vấn đề xung đột; không đi đến một quyết sách cụ thể.
ADMM là một cơ chế hợp tác ở cấp cao nhất (Bộ trưởng) về quốc phòng mang tính chủ trương và định hướng cho các hoạt động hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa bộ quốc phòng của các nước ASEAN.
Việc cộng cũng không đồng nghĩ với việc ASEAN mất vai trò. Nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp công việc nội bộ, của từng nước thành viên và cả khối ASEAN vẫn là nguyên tắc nhất quán.
“Nước lớn nào tham gia với ý đồ chi phối hoặc làm loãng vai trò của ASEAN thì các nước thành viên ASEAN, dù nhỏ cũng có quyền phủ quyết, không chấp nhận. Cộng vào thì anh cũng phải theo luật chơi đồng thuận của ASEAN”, ông Trọng nói.
Cộng tại Việt Nam?
Tham vấn tất cả các thành viên ASEAN, nước chủ nhà Việt Nam thời gian qua cũng tới làm việc, tham vấn các đối tác cộng. Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Quốc phòng cho hay, nội dung “ chủ yếu là chuyển tải thông tin, nhu cầu của ASEAN về cộng… Về cơ bản, chúng ta nhận được sự ủng hộ của các nước cộng”.
Và qua các cuộc tiếp xúc, các đối tác đều mong muốn cộng tại Việt Nam, quốc gia ổn định, năng động, chủ động và sáng tạo trong hội nhập quốc tế.
Nếu các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đạt được đồng thuận tổ chức ADMM ngay năm 2010, nước chủ nhà Việt Nam sẽ phải bắt tay ngay vào khởi động tiến trình cộng này.
Việt Nam cùng ASEAN cũng sẽ cần giúp các đối tác nhìn rõ trách nhiệm của họ ở đâu trong tiến trình này, dù các nước đều rất quan tâm và muốn tổ chức cộng tại Việt Nam.
“Đây là khối lượng công việc khổng lồ, bởi với ASEAN để bố trí cho một Bộ trưởng Quốc phòng tham dự hội nghị đã không đơn giản, nói gì tới các nước lớn đối tác”.
Khả năng cộng và cộng tại Việt Nam là hiện hữu và khả thi. Điều cần nhất lúc này là sự đồng thuận và ý chí chính trị của ASEAN, và nỗ lực của nước chủ nhà Việt Nam, như ông Trọng nói, là thành viên năng động và tiên phong trong việc hiện thực hóa các mục tiêu về một cộng đồng chính trị – an ninh của ASEAN.
Ý kiến ()