Sáng 4-6, phiên họp toàn thể Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) chính thức bắt đầu tại Xin-ga-po. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự.Trong sáu phiên họp toàn thể kéo dài đến hết ngày 5-6, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận các chủ đề gồm: Các thách thức an ninh mới nổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Các học thuyết và khả năng quân sự mới tại châu Á; Phân phối quyền lực mới tại châu Á và tác động với khu vực; Lợi ích an ninh quốc tế của Trung Quốc; Đối phó với những thách thức an ninh biển mới; Xây dựng lòng tin chiến lược, tránh hậu quả trong trường hợp xấu nhất.Trong phiên đầu tiên, vấn đề an ninh biển được các nhà lãnh đạo và học giả hết sức quan tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Ghết khẳng định, Mỹ muốn gắn kết hơn với châu Á trong thế kỷ 21 và cho rằng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) là cơ chế chủ...
Sáng 4-6, phiên họp toàn thể Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) chính thức bắt đầu tại Xin-ga-po. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự.
Trong sáu phiên họp toàn thể kéo dài đến hết ngày 5-6, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận các chủ đề gồm: Các thách thức an ninh mới nổi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Các học thuyết và khả năng quân sự mới tại châu Á; Phân phối quyền lực mới tại châu Á và tác động với khu vực; Lợi ích an ninh quốc tế của Trung Quốc; Đối phó với những thách thức an ninh biển mới; Xây dựng lòng tin chiến lược, tránh hậu quả trong trường hợp xấu nhất.
Trong phiên đầu tiên, vấn đề an ninh biển được các nhà lãnh đạo và học giả hết sức quan tâm. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Ghết khẳng định, Mỹ muốn gắn kết hơn với châu Á trong thế kỷ 21 và cho rằng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) là cơ chế chủ chốt thúc đẩy giải quyết những vấn đề các quốc gia cùng quan tâm, trong đó có an ninh biển. Theo ông Ghết, luật pháp quốc tế phản ánh trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 đã quy định rõ ràng về những vấn đề trên biển. Thông qua làm việc cùng nhau trong diễn đàn đa phương, cũng như tôn trọng triệt để các nguyên tắc đem lại lợi ích cho tất cả các nước trong khu vực, có thể bảo đảm tất cả các bên đều bình đẳng sử dụng các đường hàng hải quốc tế.
Trước đó, phát biểu ý kiến tại tiệc khai mạc tối 3-6, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp Ra-dắc bày tỏ hy vọng, ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn, thay thế Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. Thủ tướng Ma-lai-xi-a
Theo Nhandan
Ý kiến ()