Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tư sớm nhất vào Lào. Ảnh: MINH TRANG Trong phát triển quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, nhất là giữa nước ta với CHDCND Lào, các ngân hàng có vai trò và sự đóng góp rất quan trọng. Chính điều đó đã góp phần làm cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước liên tục tăng trưởng nhanh và vững chắc.Điều đó, trước hết do chức năng khách quan vốn có của ngân hàng là trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán (trong đó có thanh toán quốc tế) và trung tâm tiền mặt của nền kinh tế. Kế đến là do hệ thống ngân hàng nước ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế, nhất là đối với các đối tác ở nước Lào anh em, đồng thời là chỗ dựa tin cậy của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư hai nước.Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Lào từ mức 45-50 triệu USD/năm vào...
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tư sớm nhất vào Lào. Ảnh: MINH TRANG |
Trong phát triển quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, nhất là giữa nước ta với CHDCND Lào, các ngân hàng có vai trò và sự đóng góp rất quan trọng. Chính điều đó đã góp phần làm cho quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước liên tục tăng trưởng nhanh và vững chắc.
Điều đó, trước hết do chức năng khách quan vốn có của ngân hàng là trung tâm tín dụng, trung tâm thanh toán (trong đó có thanh toán quốc tế) và trung tâm tiền mặt của nền kinh tế. Kế đến là do hệ thống ngân hàng nước ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế, nhất là đối với các đối tác ở nước Lào anh em, đồng thời là chỗ dựa tin cậy của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư hai nước.
Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Lào từ mức 45-50 triệu USD/năm vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đã tăng lên hơn 160 triệu USD vào những năm đầu thế kỷ 21 và ngày càng tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Lào đã đạt hơn 274 triệu USD, tăng hơn 38% so với năm 2010, và trong bốn tháng đầu năm 2012 đã đạt hơn 136 triệu USD. Đó là cơ sở thực tiễn để hai nước phấn đấu phát triển quan hệ thương mại theo mục tiêu đề ra đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm nay và 2 tỷ USD vào năm 2015.
Riêng về quan hệ ngân hàng hai nước, theo tư liệu của VDB, bên cạnh các hoạt động giao lưu trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Lào), các ngân hàng thương mại (NHTM) hai bên đang chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thanh toán; nhiều NHTM nước ta đã xây dựng tốt mối quan hệ đại lý khá rộng cả về không gian, nội dung nghiệp vụ với các NHTM Lào. Các ngân hàng lớn hàng đầu của hệ thống NHTM nước ta như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại thương, Công thương đều đã có quan hệ đại lý với các NHTM của Lào. Riêng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có quan hệ đại lý với nhiều NHTM của Lào, trong đó có Ngân hàng Ngoại thương của Lào là đối tác chiến lược trong Liên doanh Ngân hàng Lào – Việt và Ngân hàng phát triển Lào. Có thể nói, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt đã và đang phát huy tốt vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ công tác thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước, đồng thời đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn của các dự án Việt Nam đầu tư tại Lào…
Nhằm thực hiện chính sách đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Lào theo định hướng của Chính phủ, từ tháng 5-2010, VDB đã có đoàn cấp cao do Tổng giám đốc Nguyễn Quang Dũng dẫn đầu sang làm việc tại Lào. Đoàn công tác đã báo cáo kết quả đầu tư cũng như định hướng tiếp tục mở rộng hoạt động của VDB tại Lào và đã được các nhà lãnh đạo Chính phủ Lào biểu dương và khẳng định sự ủng hộ đặc biệt đối với các hoạt động của VDB.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước và Quyết định 482/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14-4-2010 về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam-pu-chia, VDB đang tài trợ một số dự án tại Lào bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước và vốn cho vay theo Hiệp định tín dụng Việt – Lào (vốn ODA của Chính phủ Việt Nam giúp Lào). Các dự án đang triển khai bao gồm: Nâng cấp đường 2E, Thủy điện Sê-ka-mản 1, Thủy điện Sê-ka-mản 3, Đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh A-ta-pư và đầu tư phát triển kinh tế khu vực Nam Lào với tổng số vốn đã ký theo Hợp đồng tín dụng lên đến 43 triệu USD và 2.415 tỷ đồng… Các dự án đang trong giai đoạn đầu tư và triển khai cùng sự phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để triển khai đúng tiến độ. Ngoài ra, VDB đang tiếp nhận và thẩm định hồ sơ dự án trồng và chế biến cao-su tại tỉnh Bô-li-khăm-xay do Công ty cổ phần cao-su COECCO làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 289 tỷ đồng.
Từ thực tiễn hoạt động của các NHTM nói chung và VDB nói riêng, cho thấy thành tựu và thuận lợi là cơ bản, tuy nhiên, do các quy định về bảo đảm tiền vay, về thủ tục đầu tư, về chuyển tiền và trả nợ vay của hai nước có những điểm khác nhau, có thể dẫn đến những vướng mắc cần tháo gỡ. Bởi vậy, cần nâng cao quan hệ mật thiết giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các cơ quan quản lý ở hai nước. Ở nước ta hiện nay, Cục Đầu tư ra nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo nghị định thay thế Nghị định 78 về Hướng dẫn đầu tư ra nước ngoài, nhằm xây dựng khung pháp lý, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn, bền vững hơn quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()