Thứ 7, 23/11/2024 06:52 [(GMT +7)]
Vai trò của đoàn trường trong công tác giáo dục toàn diện
Thứ 5, 14/04/2011 | 08:57:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Là một thành viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường, đoàn thanh niên có nhiều thế mạnh trong việc phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho học sinh sinh viên (HSSV).
Trong xu thế “mở” của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâm qua bài giảng của các thầy cô giáo là yếu tố “cần” song chưa “đủ” trong công tác giáo dục toàn diện. Với tính chất đặc thù trong hoạt động của mình, tổ chức đoàn trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng sống và ý thức công dân trong HSSV. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, trên cơ sở chương trình công tác của Tỉnh đoàn, các đoàn trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động. Trước hết là tăng cường phối hợp và vận dụng nhiều hình thức linh hoạt để tuyên truyền các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với HSSV. Trong học lỳ I vừa qua, các đoàn trường từ cấp THPT đến các trường chuyên nghiệp trong tỉnh đã tổ chức được 32 đợt tuyên truyền, thu hút trên 9500 đoàn viên thành niên (ĐVTN) tham gia.
Các bí thư chi đoàn xuất sắc trong hội thi cán bộ đoàn giỏi trường CĐSP Lạng Sơn |
Nhân các ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc, các ngày lễ lớn của tỉnh, của ngành GD và của tổ chức đoàn, các đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút hàng chục ngàn lượt ĐVTN là học sinh tham gia. Điển hình như tổ chức đoàn các trường THPT Chu Văn An, THPT Việt Bắc, các trường chuyên nghiệp như CĐSP Lạng Sơn, Trung cấp VHNT Lạng Sơn… Đặc biệt, hoạt động của tổ chức đoàn nhà trường đều bám vào nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và cuộc vận động “Hai không” để nâng cao chất lượng GD toàn diện, trong đó chú trọng việc giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống và bồi dưỡng kỹ năng sống cho thanh niên. Điển hình là các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thu hút HSSV vào các hoạt động mang ý nghĩa xã hội, qua đó có tác dụng thiết thực giáo dục ý thức cộng đồng và phòng chống các TNXH. Cũng thông qua các hoạt động này, diễn biến tư tưởng của ĐVTN được bộc lộ và tổ chức đoàn nắm bắt kịp thời, kiến nghị với Ban giám hiệu, chỉ đảng bộ cơ sở có kế hoạch xử lý kịp thời, không để những luồng dư luận trái chiều của các lực lượng thù địch thâm nhập học đường. Trong những năm gần đây, tình hình học sinh đánh nhau đã trở thành một thực trạng đáng buồn trong các nhà trường, nhất là ở cấp THPT đã gây bất bình trong xã hội và hồi chuông cảnh báo về sự kém hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Qua sơ kết 1 năm thực hiện Thông tư Liên tịch số 34 của Bộ GD&ĐT và Bộ Công An, ở tỉnh ta, số vụ học sinh đánh nhau và số học sinh tham gia đánh nhau cao hơn mức bình quân của toàn quốc. Thực trạng đó, tổ chức đoàn cũng có một phần trách nhiệm và không thể đứng ngoài cuộc. Trong 7 giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, nhất là tình trạng học sinh nữ đánh “hội đồng” rồi dùng điện thoại di động quay và đưa lên mạng như là một “chiến tích” của thời học sinh, Trường THPT Việt Bắc đã coi vai trò của đoàn thanh niên như một lực lượng xung kích chống lại tình trạng này. Trước hết, trong các hoạt động ngoại khóa, đoàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động như văn hóa, văn nghệ, TDTT, giao lưu kết nghĩa; giáo dục pháp luật…những sân chơi này ngoài việc giáo dục còn làm tăng sự tiếp xúc thân thiện giữa học sinh với nhau, giữa thanh niên học sinh và thanh niên địa phương; giảm thiểu, hóa giải các mâu thuẫn vụn vặt trong cuộc sống. Ngoài việc phói hợp tốt với công an khu vực, các cán bộ đoàn và các đoàn viên tham gia Ban an ninh trường học thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành của ĐVTN, kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm.
Trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, những sự kiện trọng đại của đất nước và của dân tộc đã tạo cơ hội cho sự hoạt động của các đoàn trường và cũng là dịp tốt để giáo dục ý thức chính trị, lòng tự hào dân tộc cũng như ý thức trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng của ĐVTN trường học. Trên thực tế, hoạt động của đoàn trường phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và trình độ tổ chức của Bí thư đoàn trường – người “thủ lĩnh” của đoàn trong trường học, cộng với sự lãnh đạo sát sao của Chi Bộ đảng, sự ủng hộ về mọi mặt của Ban giám hiệu cũng như các đoàn thể trong nhà trường. Sự “đồng bộ” đó sẽ giúp sức rất nhiều cho hoạt động của đoàn với tư cách là nơi đoàn kết tập hợp HSSV và là một lực lượng giáo dục quan trọng của nhà trường.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()