LSO-Trao đổi với chúng tôi về công tác xây dựng nông thôn mới, liên hệ với địa phương mình, nhiều cán bộ thôn, xã nêu các điều kiện “cần và đủ” để xây dựng nông thôn mới; song có một vấn đề dễ thống nhất là đề cao năng lực người dân trong việc tạo dựng và vận hành cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Một khu dân cư ở thị trấn Nông trường chè Thái Bình (Đình Lập)Nông thôn Lạng Sơn hơn 20 năm qua, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, cơ sở hạ tầng ngày một đổi mới. Ở nhiều nơi, bộ mặt nông thôn mới đang dần hình thành mà nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, giao thông, trường học, nước sạch, vệ sinh môi trường… Nguyên nhân chủ yếu là sự quan tâm sâu sát của các đảng bộ nông thôn trong vấn đề nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân; ý chí vươn lên của nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa...
LSO-Trao đổi với chúng tôi về công tác xây dựng nông thôn mới, liên hệ với địa phương mình, nhiều cán bộ thôn, xã nêu các điều kiện “cần và đủ” để xây dựng nông thôn mới; song có một vấn đề dễ thống nhất là đề cao năng lực người dân trong việc tạo dựng và vận hành cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
|
Một khu dân cư ở thị trấn Nông trường chè Thái Bình (Đình Lập) |
Nông thôn Lạng Sơn hơn 20 năm qua, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, cơ sở hạ tầng ngày một đổi mới. Ở nhiều nơi, bộ mặt nông thôn mới đang dần hình thành mà nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, giao thông, trường học, nước sạch, vệ sinh môi trường… Nguyên nhân chủ yếu là sự quan tâm sâu sát của các đảng bộ nông thôn trong vấn đề nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân; ý chí vươn lên của nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa đã “gặp gỡ” với các tiến bộ KHKT trong trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, các dự án đến với khu vực nông thôn nhiều hơn, tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội. Trong tất cả những thành tựu đó, vai trò của công tác GD&ĐT để nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn mang ý nghĩa quyết định, vì trong nông thôn, người nông dân bao giờ cũng là chủ thể của sự phát triển. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS với trên 85% người trong độ tuổi lao động có trình độ THCS đã nâng chất lượng lao động của người trực tiếp sản xuất lên một bước mới cao hơn. Sự xuất hiện của các Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) mang lại cơ hội học tập thường xuyên cho người nông dân. Nói cách khác, Trung tâm HTCĐ như một trung tâm văn hóa, KHKT của cộng đồng dân cư nông thôn, từ đó, những người nông dân có tri thức KHKT ngày càng cao, khả năng ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất ngày càng nhiều. Với họ, đứng trên mảnh đất của mình, tư duy đã tiếp cận với thị trường nông sản; rằng: sản xuất loại cây gì đạt năng suất cao, dễ tiêu thụ để mang lại hiệu quả kinh tế, bón loại phân gì, dùng loại thuốc bảo vệ thực vật nào để có giá thành hạ và ít gây hại tới môi trường… Thanh niên nông thôn không chỉ là người trực tiếp cầm máy cày, mà nhu cầu do cơ giới hóa, điện khí hóa đặt ra đã tạo nên sự phân công lao động, chuyển đổi ngành nghề một cách tự nhiên, tạo nhiều việc làm mới trong khu vực này. Mặc dù là tỉnh miền núi, song người lao động nông nghiệp ngày nay của Lạng Sơn đã mang phẩm chất mới, khác biệt hơn, cao hơn các thế hệ cha ông họ. Tuy vậy, nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở tỉnh ta cũng còn những hạn chế, kinh tế hộ với cái nhìn còn thiển cận của người nông dân khiến cho quy hoạch nông thôn thêm khó khăn, nhất là quy hoạch cơ sở hạ tầng cơ bản như mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện lưới… cũng do kinh tế hộ, nên tư tưởng cục bộ “mạnh ai nấy làm” đã gây khó khăn cho quy hoạch phát triển vùng, sản xuất hàng hóa tập trung, nền công nghiệp – nhất là công nghiệp chế biến nông sản khó “tiếp cận” với nông thôn. Nhiều nơi còn nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ từ thời bao cấp, sự trông chờ ỷ lại vào nhà nước còn khá lớn đã phần nào tạo thành một khu vực nông thôn trì trệ; sự mạnh bạo dám nghĩ dám làm chưa có chỗ đứng vững chắc; chưa hình thành một xã hội nông thôn văn minh, tiến bộ.
Theo Bộ tiêu chí QG về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2010, thì mô hình nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, được chia thành các nhóm như tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng KT-XH, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa- xã hội- môi trường và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Để thực hiện các nhóm tiêu chí ấy, người nông dân có vai trò quyết định. Trong Nghị quyết 26-NQ/TW mà Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khóa X) đề ra đã nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp- nông dân và nông thôn; trong đó xây dựng nông thôn gắn với các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là then chốt, nông dân là chủ thể của sự phát triển. Xác định vai trò “chủ thể” của người nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới, Đảng ta tin tưởng vào đội ngũ nông dân Việt Nam với những phẩm chất cần cù, chịu khó, tin và đi theo con đường của Đảng đã vạch ra. Khi dân trí của người nông dân được nâng lên, họ sẽ có thêm những phẩm chất của người nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH như có ý chí vươn lên, hướng tới cái mới, khả năng thích nghi cao hơn với cơ chế thị trường. Có tri thức, nông dân cũng có khả năng sử dụng các dịch vụ xã hội ở nông thôn như điện khí hóa, cơ giới hóa, tin học hóa để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Kiến thức cao, quan hệ xã hội rộng hơn, họ sẽ có tư duy mới trong quy hoạch nông thôn mới đáp ứng nhu cầu phát triển; họ hiểu rằng, một chiếc cầu tre, một lối ngõ nhỏ hẹp, những thửa ruộng manh mún nhỏ lẻ…không thể làm ăn lớn.
Xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, là động lực là kết quả của mối quan hệ mật thiết và đồng bộ của nông nghiệp – nông dân và nông thôn. Cũng như vậy, nâng cao dân trí vừa là động lực, vừa là kết quả trong việc xây dựng nông thôn mới.
Minh Hồng
Ý kiến ()