Vai trò của các tổ tiết kiệm và vay vốn trong xây dựng đời sống mới
LSO- Các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chương trình tín dụng của các ngân hàng. Công việc của tổ tiết kiệm và vay vốn là theo dõi tình hình sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, thu lãi đến kì nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay phát triển kinh tế của địa phương. Một vai trò quan trọng hơn, khi chúng tôi được gặp gỡ, lắng nghe tâm sự từ các tổ trưởng- sợi dây gắn kết các hội viên, nâng cao tính kỉ luật, trách nhiệm và góp phần xây dựng tình đoàn kết thôn, bản. Chị Trần Thị Chít, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn I thôn Tằm Lịp, xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình cho biết: “Theo lịch giao dịch cố định hàng tháng, tôi đến điểm giao dịch trả lãi tiền vay cho các tổ viên, tham gia họp giao ban với ngân hàng và lãnh đạo xã để nắm tình hình sử dụng vốn, giải pháp cho những vướng mắc, khó khăn và nắm những quy định mới về các chương trình vốn vay... sau...
Chị Trần Thị Chít, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn I thôn Tằm Lịp, xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình cho biết: “Theo lịch giao dịch cố định hàng tháng, tôi đến điểm giao dịch trả lãi tiền vay cho các tổ viên, tham gia họp giao ban với ngân hàng và lãnh đạo xã để nắm tình hình sử dụng vốn, giải pháp cho những vướng mắc, khó khăn và nắm những quy định mới về các chương trình vốn vay… sau đó về phổ biến lại cho các tổ viên, đôn đốc các tổ viên thực hiện”. Thôn Tằm Lịp gồm có 45 hộ vay vốn, chia thành 2 tổ, tổ I do chị Chít phụ trách có 25 tổ viên, dư nợ hiện là 539 triệu đồng. Giao dịch tháng này tổ chị thu lãi được hơn 2 triệu đồng, đạt 100%. Các tổ viên vay vốn đều đã sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế. Chị chia sẻ thêm: “Trước đây các hộ dân phát triển kinh tế tự phát, ai biết nhà nấy, hiệu quả kinh tế không cao. Tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, các hội viên có nhiều cái lợi: được phổ biến nhiều kiến thức xã hội, tạo điều kiện thuận lợi vay vốn ưu đãi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để ứng dụng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Hơn thế, qua sinh hoạt tổ, các hộ dân đã có tính kỉ luật và ý thức trách nhiệm cao hơn trong mọi việc, từ sử dụng vốn, trả nợ vay đến tham gia tích cực các buổi sinh hoạt, họp thôn, đóng góp quỹ, ngày công lao động công ích… đầy đủ hơn”.
Lâm Như
Ý kiến ()