LSO- Nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm để đoàn viên thanh niên có thể phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương mình, thời gian qua, Tỉnh đoàn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tổ chức ủy thác vay vốn đối với hộ thanh niên nghèo. Qua đó, từng bước tạo nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế. Mô hình dạy nghề cho thanh niên tại thành phố Lạng SơnÔng Nguyễn Hoàng Tùng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: thanh niên là tầng lớp đông đảo, chiếm đa số trong nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng này hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế do thiếu nguồn lực tài chính. Xác định rõ điểm hạn chế này, thời gian qua các cấp bộ đoàn trong tỉnh luôn chú trọng tạo nguồn vốn vay cho thanh niên phát triển kinh tế, tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, định hướng nghề... giúp nhiều thanh niên thoát nghèo, trở thành những “ông chủ trẻ”. Hiện tổng số vốn uỷ thác của...
LSO- Nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm để đoàn viên thanh niên có thể phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương mình, thời gian qua, Tỉnh đoàn phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tổ chức ủy thác vay vốn đối với hộ thanh niên nghèo. Qua đó, từng bước tạo nguồn lực cho thanh niên phát triển kinh tế.
Mô hình dạy nghề cho thanh niên tại thành phố Lạng Sơn
Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: thanh niên là tầng lớp đông đảo, chiếm đa số trong nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, lực lượng này hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế do thiếu nguồn lực tài chính. Xác định rõ điểm hạn chế này, thời gian qua các cấp bộ đoàn trong tỉnh luôn chú trọng tạo nguồn vốn vay cho thanh niên phát triển kinh tế, tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, định hướng nghề… giúp nhiều thanh niên thoát nghèo, trở thành những “ông chủ trẻ”. Hiện tổng số vốn uỷ thác của tổ chức đoàn toàn tỉnh tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt trên 171 tỷ đồng, với 374 Tổ tiết kiệm vay vốn, cho hơn 9000 hộ vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi…, trong đó, nợ quá hạn là 1.270 triệu đồng (tỷ lệ 0,74%); không có trường hợp xâm tiêu; tiếp tục thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Với sức trẻ và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, cùng với sự đồng hành của tổ chức đoàn từ nguồn vốn vay ủy thác, nhiều thanh niên đã vươn lên làm giàu chính đáng. Từ nguồn vốn vay, thanh niên các địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế. Tiêu biểu như hộ anh Dương Công Nguyên, thôn Hiệp Lục, xã Hưng Vũ (Bắc Sơn). Từ nguồn vốn vay ủy thác, anh Nguyên đã đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng, đến nay mô hình này đã mang lại thu nhập hơn 70 triệu đồng/năm. Học tập theo anh Nguyên, đoàn viên Hoàng Văn Thủy, thôn Nông Lục, xã Hưng Vũ cũng làm đơn xin vay vốn từ nguồn vay ủy thác và Thủy cũng đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện mỗi năm trung bình thu nhập được 80 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cho chính gia đình mình, 2 mô hình sản xuất vật liệu xây dựng của Nguyên và Thủy ở xã Hững Vũ còn mang lại việc làm cho một số đoàn viên khác. Ngoài 2 mô hình làm kinh tế này, ở Bắc Sơn, hiện rất nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn học tập mô hình làm kinh tế của đoàn viên Nguyễn Thế Bình, phố Ngả Hai, xã Vũ Lễ. Từ số tiền vay từ chương trình ủy thác, đoàn viên Bình đã đầu tư vào sản xuất nước lọc tinh khiết và mô hình này đã mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Ngoài các hộ thanh niên làm kinh tế giỏi ở Bắc Sơn, trên địa bàn các huyện và thành phố cũng có nhiều hộ đoàn viên đã mạnh dạn vay vốn từ nguồn vốn cho vay ủy thác, nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy được hiệu quả nguồn vốn. Tiêu biểu như: đoàn viên Trần Thế Kiên, khối 7 phường Vĩnh Trại (TPLS), được sự hỗ trợ của Thành đoàn, đoàn viên Kiên đã mạnh dạn vay vốn mở Trung tâm hỗ trợ việc làm cho thanh niên. Dự án này ngoài việc tìm và tạo việc làm cho nhiều thanh niên thì mỗi năm cũng mang lại cho Kiên khoảng 240 triệu đồng. Cùng đó, phải kể đến nhiều mô hình thanh niên làm kinh tế ở huyện Cao Lộc, Hữu Lũng, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Chi Lăng, Bình Gia…
Từ việc chọn ra hướng đi đúng đắn trong tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội cho đoàn viên thanh niên, cùng với cách triển khai quản lý hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH, các cấp bộ đoàn đã tạo ra nhiều cơ hội cho đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên. Quan trọng hơn, chương trình đã góp phần “giữ” chân lao động trẻ ở lại quê nhà, làm giàu trên chính quê hương mình.
Trí Dũng
Ý kiến ()