Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội
Chiều 16/10, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nêu được những mặt tích cực và khó khăn của nền kinh tế năm 2012, trong đó có những mặt khá ấn tượng. Tuy nhiên, bà Trương Thị Mai đề nghị, cần đánh giá sâu sắc hơn về đời sống của người dân năm 2012 và năm 2013 để người dân hiểu và chia sẻ; đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa đến việc người nghèo được tiếp cận các chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Theo bà Trương Thị Mai, việc Chính phủ chưa tăng lương theo lộ trình sẽ tác động đến 22 triệu người lao động, gồm cả khu vực hành chính lẫn khối doanh nghiệp. Chính phủ cần có lộ trình để đảm bảo mức sống của người dân.Chủ nhiệm...
Chiều 16/10, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục thảo luận các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nêu được những mặt tích cực và khó khăn của nền kinh tế năm 2012, trong đó có những mặt khá ấn tượng. Tuy nhiên, bà Trương Thị Mai đề nghị, cần đánh giá sâu sắc hơn về đời sống của người dân năm 2012 và năm 2013 để người dân hiểu và chia sẻ; đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa đến việc người nghèo được tiếp cận các chính sách giảm nghèo của Nhà nước.
Theo bà Trương Thị Mai, việc Chính phủ chưa tăng lương theo lộ trình sẽ tác động đến 22 triệu người lao động, gồm cả khu vực hành chính lẫn khối doanh nghiệp. Chính phủ cần có lộ trình để đảm bảo mức sống của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình với báo cáo của Chính phủ nhưng cần phải làm rõ nhiều vấn đề, trong đó nên nhìn nhận rõ để dự báo cho năm 2013. Ông Phùng Quốc Hiển cho rằng, khả năng kinh tế năm 2013 sẽ tăng trưởng khá hơn so với năm 2012 nhưng sẽ không có sự tăng đột biến. Lý do là sức mua và thị trường chưa thể cải thiện trong năm 2013. Tình hình doanh nghiệp sau những khó khăn, chững lại cũng chưa thể khắc phục được ngay. Hàng tồn kho chậm, kéo theo nợ xấu ngân hàng cũng sẽ khó giải quyết được…
Ảnh minh họa. Nguồn: vef.vn |
Ông Phùng Quốc Hiển chỉ rõ, những năm trước như năm 2008, khi khó khăn, chúng ta có dư địa rất rộng để xử lý, nhưng năm 2013 rất hẹp. Ví dụ như: Miễn, giảm, giãn thuế đã rất hạn hẹp. Bội chi cũng có trần khống chế phải giảm. Những vấn đề hỗ trợ khác cũng khó khăn hơn. Rõ ràng, chúng ta không thể không giải quyết. Cụ thể, có 3 khâu không thể không giải quyết là: Tồn kho, nợ xấu ngân hàng, thị trường. Một khi thị trường được khơi thông, mở rộng thì sức mua tăng, kéo theo giải quyết vấn đề tồn kho và khi đó, vấn đề nợ xấu cũng sẽ được giải quyết theo. Quan trọng nhất là giải quyết bài toán sức mua…
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, trong năm 2012 nổi lên vấn đề tồn kho liên quan giữa bất động sản và tín dụng. Tồn kho trên nhiều lĩnh vực, do đó cần phải tính toán lại hàng tồn kho chính xác để đánh giá lại được tình hình kinh tế hiện nay.
“Nước giàu họ có thể nợ 100%, còn nước ta xuất phát điểm rất thấp nên không thể lấy tỷ lệ % nợ để so sánh. Nếu chúng ta chỉ nợ 30% cũng rất nguy nếu không có định hướng rõ ràng. Vấn đề đặt ra, chúng ta vừa phải chi cho năm 2013 rất nhiều việc trong khi Chính phủ gần như không cắt giảm lĩnh vực nào. Tôi thấy băn khoăn không biết Chính phủ lấy nguồn thu nào để bù chi trong khi nền kinh tế vẫn còn ảm đạm” – Ông Ksor Phước nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại đặt vấn đề, năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục khó khăn vì nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong năm 2012. Mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạt phát, ổn định kinh tế vĩ mô đặt ra trong năm 2012 nhưng sang năm 2013 cũng cần phải đảm bảo tăng trưởng hợp lý để lấy đà cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp phù hợp thì sẽ khó giải quyết cả 2 mục tiêu cùng một lúc.
Giải pháp hàng tồn kho, nợ xấu liên quan đến nhau nếu giải quyết được một vấn đề này sẽ kéo theo giải quyết vấn đề kia. Hiện Chính phủ đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng,.. quan trọng là phải bám vào thị trường, đặc biệt thị trường trong nước. Với một đất nước hơn 80-90 triệu dân, cần phải có chính sách thỏa đáng kích thích tiêu dùng trong nước.
Trong báo cáo của Chính phủ vẫn còn nặng bám vào nguồn lực ngân sách nhà nước mà ít phát huy nội lực trong dân. Cần phải rà soát lại, thực hiện dứt khoát vấn đề đầu tư các công trình trọng điểm dở dang, nếu không sẽ gây thất thoát.
Ưu tiên đầu tư cho ngân sách vào giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ là đúng, nhưng vẫn tư duy cũ. Thêm nữa, chi ngân sách vẫn giảm 10% đặt ra vấn đề chi thường xuyên như vậy đã hợp lý chưa. Cần phải tiết kiệm chi, đặc biệt chi hội họp, tổ chức kỷ niệm, văn hóa. Nên chăng, chỉ những sự kiện chính trị lớn mới tổ chức, nhưng làm quy mô nhỏ, tiết kiệm, không thể tỉnh nào cũng tổ chức lễ hội tưng bừng, không thể dựa vào việc xã hội hóa để làm vì xã hội hóa cũng là tiền của dân..
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()