* Tại huyện Đình Lập:Ngày 25/1/2010, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do bà Nguyễn Thị Nương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề về việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II; việc quản lý lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã Châu Sơn thuộc huyện Đình Lập. Về phía tỉnh, có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh và một số sở, ngành có liên quan cùng dự buổi làm việc.Là một trong những địa phương khó khăn nhất trong toàn tỉnh, trong những năm qua thông qua việc thực hiện Chương trình 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, xã Châu Sơn nói riêng, huyện Đình Lập nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 đến nay, Đình Lập đã được phân bổ nguồn vốn 135 là trên 37 tỉ đồng cho 4 hợp phần của Chương...
* Tại huyện Đình Lập:
Ngày 25/1/2010, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do bà Nguyễn Thị Nương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề về việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II; việc quản lý lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã Châu Sơn thuộc huyện Đình Lập. Về phía tỉnh, có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh và một số sở, ngành có liên quan cùng dự buổi làm việc.
Là một trong những địa phương khó khăn nhất trong toàn tỉnh, trong những năm qua thông qua việc thực hiện Chương trình 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, xã Châu Sơn nói riêng, huyện Đình Lập nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 đến nay, Đình Lập đã được phân bổ nguồn vốn 135 là trên 37 tỉ đồng cho 4 hợp phần của Chương trình. Qua đó đã xây dựng được 23 công trình đường với tổng chiều dài 45km; 4 công trình cầu, cống và 2 công trình ngầm tràn; xây dựng, nâng cấp sửa chữa được 10 công trình thủy lợi, 3 đập dâng nước; xây dựng 10 công trình điện với 30,44km đường điện và các trạm biến áp; xây dựng 3 trạm y tế xã và 1 công trình nước sinh hoạt phục vụ nhân dân. Đã có trên 3.600 học viên được đào tạo, bồi dưỡng thông qua dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng. Dự án hỗ trợ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; trợ giúp pháp lý cũng đã đầu tư cho 10 xã, hỗ trợ hàng trăm em học sinh nghèo, cải thiện môi môi trường và trợ giúp pháp lý cho hàng ngàn hộ. Ngoài ra, Đình Lập cũng đã thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ khác trên địa bàn, thực hiện lồng ghép với chương trình 135.
Đoàn giám sát làm việc tại huyện Đình Lập
Kết quả, sau 4 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Đình Lập đã có những chuyển biến tích cực, hộ nghèo giảm trung bình trên 5%/năm, đến nay chỉ còn 29,05%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4,3 triệu đồng/năm lên 6,8 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tăng trưởng GDP ổn định, đời sống vật chất, tình thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, xã hội phát triển ổn định.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thế mạnh của địa phương và các biện pháp giảm nghèo bền vững. Kết luận tại cuộc giám sát, đồng chí tổ trưởng đã biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đình Lập trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo thông qua Chương trình 135 cũng như các chương hỗ trợ khác trên địa bàn, đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế của Đình Lập để tập trung khắc phục. Đoàn cũng ghi nhận những kiến nghị của huyện để tổng hợp, báo cáo trình Quốc hội quyết định. Trong ngày làm việc, đoàn đã đi thăm một công trình được đầu tư từ nguồn vốn 135 tại xã Châu Sơn và tặng Châu Sơn một chiếc máy thu hình.
* Tại huyện Chi Lăng
Ngày 26/1/2010, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giám sát chuyên đề về việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn II; việc quản lý lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án liên quan trực tiếp đến xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn 2 xã Hữu Kiên, Liên Sơn và huyện Chi Lăng.
Huyện Chi Lăng được đánh giá là địa phương tích cực trong việc triển khai thực hiện chương trình 135, và chương trình mục tiêu giảm nghèo quốc gia. Từ năm 2006 đến năm 2010, huyện Chi Lăng được cấp vốn chương trình 135 giai đoạn II là 24.484,530 triệu đồng. Đến nay huyện đã giải ngân được 21.281,216 triệu đồng. Đặc biệt, tình hình giải ngân thanh toán các hạng mục đầu tư cơ bản đã đạt yêu cầu kế hoạch đầu tư, tận dụng triệt để số lượng kinh phí được giao, mức độ thất thoát vốn không có, lượng tồn dư đều được tỉnh điều hòa bổ sung sang các hạng mục công trình, dự án thuộc chương trình 135 để phù hợp trong thực hiện đầu tư và giải ngân thanh toán, quyết toán.
Từ nguồn vốn 135 giai đoạn II của Chính phủ, đến nay, các xã 135 trên địa bàn huyện Chi Lăng đã giảm được 503 hộ nghèo, tỷ lệ giảm được 13,48%, hiện chỉ còn 2 xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 135. Cũng từ nguồn vốn này, huyện đã đầu tư được 15,472km đường giao thông các loại, 7 cây cầu và cống ngầm; 2,1km kênh mương và 3 đập ngăn nước phục vụ tưới tiêu; 6,5km đường điện đi các tuyến, 1 công trình hạ thế; 16 lớp học trên địa bàn 8 xã; 3 trạm y tế và 9 nhà sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, còn có trên 2.818 học viên được đào tạo, bồi dưỡng thông qua dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng. Dự án hỗ trợ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; trợ giúp pháp lý cũng đã dầu tư cho 10 xã, hỗ trợ hàng trăm em học sinh nghèo, cải thiện môi môi trường và trợ giúp pháp lý cho hàng nghìn hộ. Ngoài ra huyện cũng thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ khác trên địa bàn, thực hiện lồng ghép với chương trình 135. Kết quả, sau 4 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 29,26% năm 2006 xuống còn 13,28% năm 2009. Đời sống của bà con nhân dân ở các xã vùng 3 đã thay đổi.
Trong ngày, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã làm việc với 2 xã Liên Sơn và Hữu Kiên (Chi Lăng). Qua báo cáo, tình hình thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, và việc thực hiện các dự án liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 – 2009 đã được 2 địa phương này làm tốt. Đối với Liên Sơn, từ nguồn vốn 135, xã đã được đầu tư xây dựng 12 công trình về điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hỗ trợ máy móc nông nghiệp, cây con giống… cho 146 hộ nghèo của xã. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 39,82% năm 2005 xuống còn 19,12% năm 2009. Thu nhập đầu người năm 2009 đạt 2,9 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, đối với Hữu Kiên – xã nghèo nhất của huyện Chi Lăng, từ nguồn vốn 135, xã đã được hỗ trợ nhiều con giống, cây giống, máy móc để bà con có cơ hội phát triển sản xuất. Tuy hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của Hữu Kiên còn cao (58,2%) nhưng con số này đã giảm nhiều so với khi chưa có sự hỗ trợ từ chương trình 135 của Chính phủ.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thế mạnh của địa phương và các biện pháp giảm nghèo bền vững. Kết luận tại cuộc giám sát, bà Nguyễn Thị Nương, trưởng đoàn giám sát đã biểu dương những nỗ lực của huyện Chi Lăng trong việc thực hiện chương trình 135, cũng như các chương trình hỗ trợ khác trên địa bàn. Trưởng đoàn giám sát cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế mà địa phương cần khắc phục để thực hiện chương trình 135 giai đoạn II trong năm 2010 được tốt hơn. Đoàn cũng ghi nhận những kiến nghị của huyện để tổng hợp, báo cáo trình Quốc hội quyết định.
Tiếp tục chương trình giám sát, sáng ngày 27/1/2010 , Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh. Phóng viên Báo Lạng Sơn sẽ tiếp tục đưa tin về các buổi làm việc trong những bản tin sau.
Lê Minh - Trí Dũng
Ý kiến ()