Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giám định tư pháp
Chiều 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ hai, cho ý kiến về dự án Luật Giám định tư pháp. Vấn đề được các đại biểu quan tâm thảo luận là việc có nên quy định cho phép các giám định viên tư pháp có đủ điều kiện theo quy định có thể thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập) ở tất cả các lĩnh vực?Cơ quan điều tra tiến hành giám định tư pháp một vụ án (Ảnh minh họa: phapluatvn.vn) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – đại diện cơ quan soạn thảo dự án Luật cho biết, giám định tư pháp là một loại hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Vì thế, để kịp thời phục vụ cho việc thực hiện Bộ luật Hình sự năm 1987, ngày 21 tháng 7 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã...
Chiều 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hộitiếp tục phiên họp thứ hai, cho ý kiến về dự án Luật Giám định tư pháp. Vấn đề được các đại biểu quan tâm thảo luận là việc có nên quy định cho phép các giám định viên tư pháp có đủ điều kiện theo quy định có thể thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập) ở tất cả các lĩnh vực?
Cơ quan điều tra tiến hành giám định tư pháp một vụ án (Ảnh minh họa: phapluatvn.vn) |
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Pháp lệnh cho thấy, công tác giám định tư pháp cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cần được khắc phục sớm.
Do đó, Luật Giám định tư pháp được ban hành nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới mang tính đột phá, bền vững cho hoạt động giám định tư pháp ở nước ta, đồng thời tạo sự liên thông, đồng bộ giữa pháp luật về giám định tư pháp với pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của toà án được kịp thời, khách quan và đúng pháp luật.
Dự thảo Luật Giám định tư pháp gồm 8 chương với 56 điều. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, trong quá trình soạn thảo cũng như lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan, đa số ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết ban hành và những nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Đa số các thành viên Chính phủ nhất trí với dự thảo Luật. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn vướng mắc về một vấn đề liên quan đến phạm vi xã hộihóa hoạt động giám định tư pháp. Bởi một trong những điểm mới cơ bản của dự thảo Luật Giám định tư pháp là quy định cho phép các giám định viên tư pháp có đủ điều kiện theo quy định có thể thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập) ở tất cả các lĩnh vực, nhằm huy động nguồn lực của xã hộiđể thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và yêu cầu của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (Điều 19).
Tuy nhiên, quy định này lại không phù hợp với chủtrương đã được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, theo đó: “Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng, thực hiện xã hộihóa đối với các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên”. Vì vậy, dự thảo Luật chỉ nên quy định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp ở những lĩnh vực mà nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên.
Về vấn đề này, Chủnhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban tư pháp cho rằng, việc thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là loại hình dịch vụ mới, cần có lộ trình phù hợp, có tổng kết, rút kinh nghiệm rồi mới xem xét mở rộng phạm vi hoạt động. Thực tiễn cho thấy, mô hình tổ chức của các cơ quan giám định tư pháp công lập cũng đang trong quá trình hoàn thiện, hình thức hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp đang tồn tại nhiều bất cập. Do vậy, trước mắt Luật giám định tư pháp chỉ nên quy định xã hộihóa những nội dung về giám định tư pháp như Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 để bảo đảm đúng định hướng của Đảng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hộiở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Song cũng có ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật, vì cho rằng để phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, phạm vi xã hộihóa trong giám định cần được mở rộng hơn mà không nên hạn chế ở những lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn, không thường xuyên. Nếu chỉ hạn chế ở những lĩnh vực này thì mục tiêu xã hộihóa công tác giám định tư pháp rất khó thực hiện.
Về chế độ đối với người giám định tư pháp và chế độ đãi ngộ khác, dự thảo Luật quy định có ngạch bậc lương riêng, được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai, thuế….
Các ý kiến cho rằng chế độ đãi ngộ cho cán bộ giám định tư pháp là cần thiết, tuy nhiên việc này nên giao cho Chính phủ quyết định chứ không nhất thiết phải quy định trong Luật. Ngoài ra, Ban soạn thảo cũng nên cân nhắc việc ưu đãi thuế, đất cho cơ sở tư pháp ngoài công lập vì thuế và đất là những vấn đề cần có chính sách chung, đảm bảo công bằng, đúng đối tượng. Nội dung này nên để pháp luật chuyên ngành quy định.
Ngày mai (28/9), Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban Dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hộikhóa XII và cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hộinhiệm kỳ khóa XIII.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()